Đôi mắt của Đức Phật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đôi mắt của Đức Phật trên bảo tháp ở Swayambhunath tại Kathmandu, Nepal
Đôi mắt của Đức Phật trên bảo tháp Swayambhunath
Đôi mắt của Đức Phật được trang trí trên một Bảo tháp ở sa mạc Gobi thuộc tỉnh Dornogovi của Mông Cổ

Đôi mắt của Đức Phật (còn được gọi là Đôi mắt Phật hoặc Đôi mắt trí tuệ[1]) là một biểu tượng được sử dụng trong nghệ thuật Phật giáo. Biểu tượng mô tả hai con mắt khép hờ, phong cách này đôi khi được gọi là Kim cang kiến (tiếng Phạn: Vajradrsti).[2] Ở giữa và phía trên mắt một chút là một vòng tròn hoặc hình xoắn ốc tượng trưng cho bạch hào,[3] một trong 32 tướng tốt của bậc đại nhân (tiếng Phạn: Mahāpuruṣalakṣaṇa) trong Phật giáo.[2] Ngay bên dưới bạch hào là một biểu tượng xoăn được cách điệu thành १, đại diện cho số một trong các chữ số Devanagari.[4][5] Biểu tượng xoăn tượng trưng cho mũi hoặc ngọn lửa thần thánh phát ra từ bạch hào ở bên trên, tượng trưng cho sự thống nhất.[1]

Biểu tượng Đôi mắt của Đức Phật đại diện cho đôi mắt nhìn thấy mọi thứ của Đức Phật,[6] hoặc đôi khi cụ thể hơn tượng trưng cho đôi mắt của Phổ Hiền Vương Như Lai.[1]

Trên bảo tháp[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi mắt của Đức Phật được vẽ[7] trên các phần trên của nhiều bảo tháp theo phong cách Tây Tạng, hầu hết bảo tháp trên khắp đất nước Nepal.[1][8][6] Biểu tượng được vẽ trên cả bốn mặt của khối lập phương trên đỉnh bảo tháp nhằm tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật nhìn thấy vạn vật ở cả bốn phương.[1] Hai trong số những ví dụ nổi tiếng nhất là các bảo tháp lịch sử ở Swayambhunath[9]Boudhanath,[10] cả hai đều nằm trong số bảy di tích Thung lũng Kathmandu được UNESCO công nhận, nằm ở Kathmandu, Nepal.[11]

Các mục đích sử dụng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự như mục đích sử dụng biểu tượng đôi mắt trên các bảo tháp, biểu tượng này cũng được vẽ phần trên của nhiều đài tưởng niệm.[2] Biểu tượng đôi khi được khắc trên đá mani cùng với thần chú tiếng Phạn Om mani padme hum như một hình thức cầu nguyện trong Phật giáo Tây Tạng.[12]

Đôi mắt của Đức Phật được vẽ trên silo chứa kính vạn hoa lớn nhất thế giới, Kính vạn hoa Kaatskill ở ngôi làng Mount Tremper, New York.[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Issitt, Micah L. (2014). Hidden religion: the greatest mysteries and symbols of the world's religious beliefs. Santa Barbara, California: ABC-Clio. tr. 188. ISBN 978-1-61069-477-3. OCLC 870699557. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ a b c Gutschow, Niels (1997). The Nepalese caitya: 1500 years of Buddhist votive architecture in the Kathmandu Valley. Stuttgart: Menges. tr. 21. ISBN 3-930698-75-7. OCLC 38029358. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Fingesten, Peter (1959). “Sight and Insight: A Contribution Toward An Iconography of the Eye”. Criticism. 1 (1): 19–31. JSTOR 23091098.
  4. ^ Penney, Sue (2001). Buddhism. Chicago: Heinemann Library. tr. 26. ISBN 1-57572-354-9. OCLC 44612945. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022. On all four sides of the stupa, painted eyes represent the all-seeing eyes of Buddha. The 'nose' between them is a Nepalese number one, a symbol of unity.
  5. ^ Gautam, Bhim Lal (ngày 1 tháng 2 năm 2022). “Language politics in Nepal: A socio-historical overview”. Journal of World Languages (bằng tiếng Anh). 7 (2): 355–374. doi:10.1515/jwl-2021-0010. ISSN 2169-8260. S2CID 245890297. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022. The Nepali language in the Devanagari script is the language of the nation of Nepal.
  6. ^ a b “Nepal an exotic nation”. Alberni Valley Times. ngày 21 tháng 7 năm 1972. tr. 13. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022 – qua Newspapers.com.
  7. ^ Marceau, Jo (1998). Art: a world history. London: Dorling Kindersley. tr. 338. ISBN 0-7513-0453-0. OCLC 40050950. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ Olschak, Blanche Christine; Wangyal, Geshé Thupten (tháng 12 năm 1974). “Lotus eyes of the Buddha”. UNESCO Courier. 27 (11): 28–29 – qua Internet Archive.
  9. ^ Ostrowski, A. (2006). “The Framing of Religion: Nepal TV Explored”. South Asian Popular Culture. 4 (1): 3–18. doi:10.1080/14746680600555410. S2CID 142489523. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022 – qua EBSCO Information Services.
  10. ^ “Nepal's earthquake-hit Boudhanath stupa reopens after restoration”. The Guardian. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “Kathmandu Valley”. UNESCO. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Gurawa, Anju (2009). Tibetan diaspora: Buddhism and politics. New Delhi, India: National Book Organisation. tr. 40. ISBN 978-81-87521-24-2. OCLC 320661925. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
  13. ^ Gitter, Dean (ngày 26 tháng 7 năm 1996). “Buddhist Symbol at Home in the Catskills”. The New York Times. tr. A–28. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.