Đại Cồ Việt tấn công nhà Tống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại Cồ Việt tấn công nhà Tống
Thời giannăm 995
Địa điểm
Khâm Châu và Ung Châu, nước Đại Tống
Kết quả quân Việt rút lui
Tham chiến
Đại Việt
Nhà Tiền Lê
Đại Tống
Nhà Tống
Chỉ huy và lãnh đạo
Lê Hoàn
Hoàng Thành Nhã
Vệ Chiêu Mỹ[a]
Dương Văn Kiệt[b]
Lực lượng
Bộ binh: 5.000
Thủy binh: không rõ, Thuyền chiến: khoảng 100[2][3]
không rõ
Thương vong và tổn thất
không rõ không rõ

Đại Cồ Việt dưới triều Tiền Lê đã có một cuộc xung đột quân sự với nhà Tống trong năm 995. Phía Đại Cồ Việt đã tổ chức hai cuộc tấn công qua biên giới vào lãnh thổ nhà Tống, một cuộc tấn công bằng thủy quân, và một cuộc tấn công trên bộ.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sử liệu Trung Quốc, nguyên nhân các cuộc tấn công là do Bốc Văn Dũng người ở Triều Dương, đất Giao Châu (tức Đại Cồ Việt) phạm tội với triều đình Lê Đại Hành, Dũng đưa dòng họ chạy sang Tống, trốn ở trấn Như Tích. Tướng ở trấn này là Hoàng Lệnh Đức từ chối giao trả phạm nhân cho tướng Việt là Hoàng Thành Nhã. Sau đó, thì vùng ven biển phía nam Đại Tống bị tấn công liên tục bởi các lực lượng cướp bóc từ ngoài biển.[4] Phía Đại Cồ Việt từ chối chịu trách nhiệm các cuộc tấn công này.[5]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Cướp phá đường biển[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 995, thủy quân Đại Cồ Việt đã huy động khoảng 100 chiến thuyền sang bờ biển phía nam nước Tống,[c] tấn công vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, cướp lương thực và bắt nhiều tù binh sau đó mau chóng rút quân.[8][2]

Tấn công trên bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa hè năm 995, Đại Cồ Việt huy động 5.000 quân là hương binh ở châu Tô Mậu[d] tấn công vào Ung Châu của Tống với ý định chiếm lãnh thổ. Tướng Tống là Dương Văn Kiệt đã chỉ huy quân Tống đẩy lùi quân Việt.[10][3][11]

Trả người[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 996, chuyển vận sứ của Tống là Trần Nghiêu Tẩu đến trấn Như Tích cho bắt Bốc Văn Dũng cùng gia tộc của Dũng tất cả 130 người, giao nộp cho tướng Hoàng Thành Nhã. Sau khi nhận được người, tướng Nhã lệnh chấm dứt tấn công vùng ven biển Tống.[4]

Đàm phán[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 996, Sứ thần Tống là Lý Nhược Chuyết, chức Quốc tín sư mang chiếu thư vua Tống sang gặp vua Lê Đại Hành,[4] vua đã trả lời đầy thách thức rằng:

Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?[5][2]

Trước sự thuyết phục của sứ thần Tống, Lê Đại Hành bèn xuống nước: Cướp bể phạm biên, ấy là tội của kẻ bề tôi canh giữ vậy. Thánh quân dung tha, ơn hơn phụ mẫu, nên còn chưa tru phạt. Từ nay xin cẩn trọng giữ chức trách, bảo vệ yên bình ở nơi biển nước.[4]

Hòa bình cả hai nước được lập lại.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vệ Chiêu Mỹ, Hán văn: 衞昭美, chức vụ Binh mã giám áp[1]
  2. ^ Dương Văn Kiệt, Hán văn: 楊文傑, chức vụ Đô tuần kiểm[1]
  3. ^ Không rõ quân số thủy binh, sử liệu Việt ghi nhận vào thời gian năm 989,[6] Lê Đại Hành đã từng cho 9 chiến thuyền với 300 quân ra đón sứ thần nhà Tống. Ước tính mỗi chiến thuyền chỉ khoảng 30 người[7]
  4. ^ Nay thuộc đất Cao Bằng[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Châu Hải Đường 2018, tr. 28.
  2. ^ a b c Hoàng Hải Vân (ngày 22 tháng 9 năm 2014). “Tầm vóc Lê Hoàn - Kỳ 3: Dựng Hùng triều ngọc phả, ra oai với nhà Tống”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ a b “Tài sử dụng thủy binh của vua Lê Đại Hành”. VTC. ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ a b c d Châu Hải Đường 2018, tr. 29-30.
  5. ^ a b Phạm Văn Sơn 1961, tr. 294.
  6. ^ Châu Hải Đường 2018, tr. 26.
  7. ^ Phạm Văn Sơn 1961, tr. 296.
  8. ^ Phạm Văn Sơn 1961, tr. 293 (1).
  9. ^ Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Tập 1, tr. 1121.
  10. ^ Phạm Văn Sơn 1961, tr. 293 (2).
  11. ^ Đỗ Văn Ninh 2006, tr. 898.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]