An Nam đô hộ phủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên gọi Việt Nam Map of Vietnam showing the conquest of the south (nam tiến, 1069-1757).
2879–2524 TCN Xích Quỷ (truyền thuyết)
2524–258 TCN Văn Lang
257–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
768–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
(Bắc/Trung/Nam Kỳ)
từ 1945 Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh
Lịch sử Việt Nam

An Nam đô hộ phủ (chữ Hán: 安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3, từ năm 679 đến năm 866, với bộ máy cai trị của nhà Đường trên vùng tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.

Đô hộ phủ (chữ Hán: 都護府) là các cơ quan quản lý các khu vực biên giới của một số triều đại phong kiến Trung Quốc.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm Điều Lộ thứ nhất (679), nhà Đường đổi Giao Châu đô đốc phủ (lập năm 624) thành An Nam đô hộ phủ, bao gồm 12 châu với 59 huyện:

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 757, nhà Đường đổi là An Nam đô hộ phủ, chín năm sau lấy lại tên cũ. Năm 825, lị sở An Nam đô hộ phủ đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ là Kinh lược sứ. An Nam đô hộ phủ không được xem ngang hàng như các "quân" - đơn vị hành chính ở Trung Quốc đương thời. Cho tới năm 866, Đường Ý Tông theo thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 687, các thủ lĩnh người Việt là Lý Tự TiênĐinh Kiến nổi dậy, giết chết vị quan nhà Đường là Lưu Diên Hựu. Nhà Đường phái Tào Huyền Tĩnh sang trấn áp.

Cuối thế kỷ 7, đạo Hồi và người Ả rập đã có mặt tại Giao Châu.

Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Việt, chiếm được lị sở Tống Bình, giữ được độc lập trong vòng 10 năm. Nhà Đường phải huy động 10 vạn quân mới tái chiếm được.

Năm 757 - 758, các thương nhân người Ba TưẢ Rập nổi dậy làm loạn ở thành Tống Bình.

Năm 761 -767, Abe no Nakamaro (阿倍仲麻呂, tức là Triều Hành) người Nhật Bản du học và làm quan cho nhà Đường được cử làm người đứng đầu An Nam đô hộ phủ.

Năm 767, các thế lực quân sự Srivijaya từ đảo Java (các tư liệu lịch sử cũ gọi là Chà Và) tấn công vào Chu Diên.

Năm 791, hào trưởng người Việt là Phùng Hưng, đánh chiếm được thành Tống Bình, giữ độc lập được một thời gian.

Cuối thế kỷ 8, Cảnh giáo đã xuất hiện tại Giao Châu.

Đầu thế kỷ 9, Hoàn vương quốc (tiền thân là Lâm Ấp) tấn công biên giới phía Nam. Năm 808, tiết độ sứ là Trương Chu tấn công Hoàn vương quốc và giành thắng lợi.

Năm 819, thủ lĩnh người Việt là Dương Thanh nổi dậy giết quan nhà Đường là Lý Tượng Cổ, giữ được 2 năm thì bị dẹp.

Từ năm 846, Nam Chiếu nhiều lần tấn công An Nam đô hộ phủ. Mãi đến năm 866, Cao Biền mới đánh lui được hoàn toàn quân Nam Chiếu.

Trong quan hệ ngoại giao đời sau[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với tên gọi Tĩnh Hải quân sau đó chỉ được các triều đình phương Bắc dùng làm một tên gọi Việt Nam trong vòng 50 năm sau khi tên gọi này chấm dứt (968), tên gọi An Nam được các triều đình phương Bắc dùng gần như suốt thời kỳ quân chủ để gọi Việt Nam.

Dù không còn là "đô hộ phủ" khi Việt Nam đã chính thức độc lập, có quốc hiệu và niên hiệu riêng, tên gọi "An Nam" vẫn được dùng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhiều vua Việt Nam từ thời Lý tới thời Tây Sơn đã nhận danh hiệu An Nam quốc vương do vua Trung Quốc phong.

Những người đứng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian tồn tại từ năm 679 đến 866, An Nam đô hộ phủ gồm có những người đứng đầu (với chức danh khác nhau) sau đây (danh sách không đầy đủ, những người chết vì cuộc chiến tại An Nam đô hộ phủ có tên in nghiêng)[1]:

Thứ tự Thời vua Chức danh Tên họ Niên đại
1 Đường Cao Tông đô đốc Lưu Diên Hựu 681-687
2 Đường Huyền Tông Đô hộ Quang Sở Khách 722-?
3 Đường Huyền Tông Đô hộ Triều Hành 761-767
4 Đường Đại Tông Kinh lược sứ Trương Bá Nghi 767-777
5 Đường Đại Tông,
Đường Đức Tông
Đô hộ Ô Sùng Phúc 777-787
6 Đường Đức Tông Đô hộ Trương Đình 788-789
7 Đường Đức Tông Đô hộ Bàng Phục 789-790
8 Đường Đức Tông Đô hộ Cao Chính Bình 790-791
9 Đường Đức Tông Đô hộ Triệu Xương 792-802
10 Đường Đức Tông Đô hộ Bùi Thái 802-803
11 Đường Đức Tông,
Đường Thuận Tông,
Đường Hiến Tông
Đô hộ Triệu Xương 804-806
12 Đường Hiến Tông Đô hộ Trương Chu 806-810
13 Đường Hiến Tông Đô hộ Mã Tống 810-813
14 Đường Hiến Tông Đô hộ Trương Lệ 813
15 Đường Hiến Tông Đô hộ Bùi Hành Lập 813-817
16 Đường Hiến Tông Đô hộ Lý Tượng Cổ 818-819
17 Đường Hiến Tông Đô hộ Quế Trọng Vũ 820
18 Đường Hiến Tông Đô hộ Bùi Hành Lập 820
19 Đường Mục Tông Đô hộ Vương Thừa Điển 822
20 Đường Mục Tông,
Đường Kính Tông
Đô hộ Lý Nguyên Hỷ 822-826
21 Đường Văn Tông Đô hộ Hàn Ước 827-828
22 Đường Văn Tông Đô hộ Trịnh Xước 831-832
23 Đường Văn Tông Đô hộ Lưu Mân 833
24 Đường Văn Tông Đô hộ Hàn Hy 834-835
25 Đường Văn Tông Đô hộ Điền Tảo 835
26 Đường Văn Tông Đô hộ Mã Thực 836-840
27 Đường Vũ Tông Kinh lược sứ Vũ Hồn 841-843
28 Đường Tuyên Tông Đô hộ Bùi Nguyên Dụ 846-848
29 Đường Tuyên Tông Đô hộ Điền Tại Hựu 849-850
30 Đường Tuyên Tông Đô hộ Thôi Cảnh 851-852
31 Đường Tuyên Tông Đô hộ Lý Trác 853-855
32 Đường Tuyên Tông Đô hộ Lý Hoàng Phủ 856-857
33 Đường Tuyên Tông Đô hộ Tống Nhai 857
34 Đường Tuyên Tông Kinh lược sứ Vương Thức 858-859
35 Đường Ý Tông Đô hộ Lý Hộ 859-860
36 Đường Ý Tông Kinh lược sứ Vương Khoan 861
37 Đường Ý Tông Kinh lược sứ Sái Tập 862-863
38 Đường Ý Tông Kinh lược sứ Tống Nhung 863
39 Đường Ý Tông Kinh lược sứ
(từ 866Tiết độ sứ)
Cao Biền 864-866

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Viện Sử học (2001), sách đã dẫn, tr 381-382

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]