Heroin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bạch phiến)
Heroin
INN: Diamorphine[1]
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˈhɛrɪn/
Đồng nghĩaDiacetylmorphine, acetomorphine, (dual) acetylated morphine, morphine diacetate
AHFS/Drugs.comentry
Nguy cơ lệ thuộcCơ thể: Rất cao
Tâm lý: Rất cao
Nguy cơ gây nghiệnCao[2]
Nhóm thuốcopiod
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương0% (morphine metabolite 35%)
Chuyển hóa dược phẩmgan
Thời gian hoạt động4-5 giờ[3]
Bài tiết90% tại thận như glucuronide, rest biliary
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.008.380
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC21H23NO5
Khối lượng phân tử369.41 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Heroin, bạch phiến, diamorphine (hay còn được gọi tắt là , biệt danh: "nàng tiên trắng"[4])[1] là một loại chất gây nghiện được sử dụng phổ biến nhất như một loại thuốc giải trí gây tác dụng hưng phấn.[2] Về mặt y học, nó được sử dụng ở một số quốc gia như thuốc giảm đau hoặc trong liệu pháp thay thế opioid.[5][6][7] Heroin thường được tiêm, thường vào tĩnh mạch.[2][8][9] Tác dụng của heroin thường nhanh và kéo dài trong vài giờ.[2]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm ức chế hô hấp (giảm nhịp thở), khô miệng, buồn ngủ, suy giảm chức năng tâm thần, táo bón và gây nghiện.[8] Tác dụng phụ của việc sử dụng bằng cách tiêm có thể bao gồm áp xe, nhiễm trùng van tim, nhiễm trùng máuviêm phổi.[8] Sau khi có tiền sử sử dụng lâu dài, các triệu chứng cai nghiện có thể bắt đầu trong vòng vài giờ kể từ lần sử dụng cuối cùng.[8] Khi được tiêm bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, heroin có tác dụng gấp hai đến ba lần so với liều morphin cùng khối lượng.[2] Heroin thường có dạng bột trắng hoặc nâu.[8]

Điều trị nghiện heroin thường bao gồm trị liệu hành vi và dùng thuốc.[8] Các loại thuốc có thể bao gồm buprenorphine, methadone hoặc naltrexone.[8] Quá liều heroin có thể được điều trị bằng naloxone.[8] Ước tính có khoảng 17 triệu người vào năm 2015 sử dụng thuốc phiện trong đó heroin là loại phổ biến nhất.[10][11] Cùng với các loại thuốc phiện khác, chúng đã gây ra 122.000 ca tử vong.[12] Tổng số người sử dụng heroin tính đến năm 2015 được cho là đã tăng ở Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á kể từ năm 2000.[13] Tại Hoa Kỳ, khoảng 1,6% dân số đã sử dụng heroin tại một số thời điểm trong đời với khoảng 950.000 người sử dụng trong năm ngoái.[8][14] Khi có người chết vì dùng thuốc quá liều, thuốc gây ra cái chết thường là opioid và thường là heroin.[10][15]

Heroin được C. R. Alder Wright sản xuất lần đầu tiên vào năm 1874 từ morphine, một sản phẩm tự nhiên của cây thuốc phiện.[16] Trên bình diện quốc tế, heroin được kiểm soát theo Bảng I và IV của Công ước Thống nhất về Ma túy.[17] Việc sản xuất, sở hữu hoặc bán heroin mà không có giấy phép là bất hợp pháp.[18] Khoảng 448 tấn heroin đã được sản xuất vào năm 2016.[13] Năm 2015, Afghanistan sản xuất khoảng 66% lượng heroin của cả thế giới.[10] Heroin được bán bất hợp pháp trên đường phố, đôi khi được trộn với các chất khác như đường, tinh bột.[2]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải trí[sửa | sửa mã nguồn]

Tên thương mại ban đầu của heroin thường được sử dụng trong các cơ sở phi y tế. Nó được sử dụng như một loại thuốc giải trí cho hưng phấn mà nó tạo ra. Nhà nhân chủng học Michael Agar từng mô tả heroin là "loại thuốc hoàn hảo."[19] Liều dùng khả dụng sẽ tăng nhanh chóng, và cần tăng liều để đạt được hiệu quả hưng phấn cũ. Sự phổ biến của heroin đối với những người sử dụng ma túy giải trí, so với morphin, được cho là xuất phát từ những hiệu ứng khác mà heroin đem lại.[20]

Các nghiên cứu nghiện ngắn hạn của cùng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng liều dùng hiệu dụng đã phát triển với tốc độ tương tự với cả heroin và morphin. Khi so sánh với các opioids hydromorphone, fentanyl, oxycodonepethidine (meperidine), những người đã từng nghiện cho thấy sự ưa thích mạnh mẽ đối với heroin và morphine, điều này cho thấy rằng heroin và morphin đặc biệt dễ bị lạm dụng và gây nghiện. Morphine và heroin cũng có nhiều khả năng hơn để tạo ra hưng phấn và các tác động chủ quan tích cực khác khi so sánh với các opioid khác.[21]

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Hoa Kỳ, heroin không được chấp nhận là hữu ích về mặt y tế.[2]

Dưới tên chung là diamorphine, heroin được kê đơn như là một loại thuốc giảm đau loại mạnh ở Anh, nơi nó được sử dụng qua đường tiêm dưới da, tiêm bắp, hoặc tiêm tĩnh mạch. Nó có thể được chỉ định để điều trị đau cấp tính, chẳng hạn như trong chấn thương thể chất nặng, nhồi máu cơ tim, đau sau phẫu thuật và đau mãn tính, bao gồm các bệnh ở giai đoạn cuối. Ở các quốc gia khác, người ta thường sử dụng morphin hoặc các loại thuốc phiện mạnh khác trong những tình huống này. Vào năm 2004, Viện Sức khỏe và Lâm sàng Quốc gia đã đưa ra hướng dẫn về việc quản lý sinh mổ, trong đó khuyến nghị sử dụng diamorine ngoài màng cứng để giảm đau sau phẫu thuật.[22]

Diamorphine tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc giảm nhẹ ở Anh, nơi thường được sử dụng bằng đường tiêm dưới da, thường thông qua một thiết bị điều khiển ống tiêm, trong trường hợp bệnh nhân không nuốt được dung dịch morphin. Ưu điểm của diamorphine so với morphin là diamorphine hòa tan nhiều chất béo hơn và do đó mạnh hơn khi tiêm, và chỉ cần một liều nhỏ hơn để có tác dụng giảm đau tương đương. Cả hai yếu tố này đều có lợi nếu cho dùng opioid liều cao qua đường tiêm dưới da, điều này thường cần thiết trong chăm sóc giảm nhẹ.

Cách dùng[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khởi đầu của các hiệu ứng heroin phụ thuộc vào cách đưa heroin vào cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hưng phấn có được của việc sử dụng các chất ma túy (thành phần chính của chất gây nghiện) tỷ lệ thuận với tốc độ tăng nồng độ trong máu của chúng.[23]

Nuốt heroin không tạo ra cảm giác phê thuốc mạnh mẽ đối với người có kinh nghiệm cao với việc sử dụng heroin, mà được thấy rõ nhất khi sử dụng tiêm tĩnh mạch. Cảm giác phê heroin do tiêm có thể xảy ra chỉ sau vài giây, nhưng nếu uống phải mất khoảng nửa giờ trước khi có cảm giác phê. Do đó, với liều lượng heroin được sử dụng lớn hơn và nhanh hơn, có nguy cơ tiềm ẩn cao gây nghiện tâm lý.

Liều lớn heroin có thể gây ức chế hô hấp gây tử vong và chất này đã được sử dụng để tự sát hoặc làm vũ khí giết người. Kẻ giết người hàng loạt Harold Shipman đã sử dụng diamorphin để giết các nạn nhân của mình, và Cuộc điều tra Shipman sau đó đã dẫn đến việc thắt chặt các quy định xung quanh việc lưu trữ, kê đơn và tiêu hủy các loại thuốc được kiểm soát ở Anh. John Bodkin Adams cũng được biết là đã sử dụng heroin làm vũ khí giết người.

Vì khả năng tăng liều đáng kể đối với heroin khiến chứng suy hô hấp phát triển nhanh chóng khi tiếp tục sử dụng và bị mất nhanh chóng khi cai nghiện chất này, nên thường rất khó để xác định liệu quá liều heroin gây chết người là vô tình, tự sát hay giết người. Ví dụ là những cái chết do quá liều heroin của Sid Vicious, Janis Joplin, Tim Buckley, Hillel Slovak, Layne Staley, Bradley Nowell, Ted Binion, và River Phoenix.[24]

Việc sử dụng mãn tính heroin và các loại thuốc phiện khác đã được chứng minh là nguyên nhân tiềm ẩn gây hạ natri máu, kết quả là do bài tiết vasopressin dư thừa.

Tác dụng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như hầu hết các opioid, heroin không pha trộn có thể dẫn đến tác dụng phụ. Độ tinh khiết của heroin bán trên đường phố rất khác nhau, dẫn đến việc dùng quá liều khi độ tinh khiết cao hơn mức độ người dùng mong đợi.[25]

Hiệu ứng ngắn hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng ngắn hạn của việc dùng heroin[26]

Người dùng heroin cho biết có một sự hưng phấn mạnh mẽ, trạng thái hưng phấn cấp tính, xảy ra khi heroin được chuyển hóa thành 6-monoacetylmorphin (6-MAM) và morphin trong não. Một số người tin rằng heroin tạo ra nhiều hưng phấn hơn các loại thuốc phiện khác; một lời giải thích có thể là sự hiện diện của 6-monoacetylmorphin, một chất chuyển hóa duy nhất chỉ có ở heroin - mặc dù một lời giải thích có khả năng hơn là tốc độ nhanh chóng gây hưng phấn của heroin. Trong khi các opioid khác sử dụng giải trí chỉ sản xuất ra morphine, heroin tạo ra thêm 6-MAM, cũng là một chất chuyển hóa có hoạt tính tâm lý. Tuy nhiên, kết luận này không được hỗ trợ bởi kết quả của các nghiên cứu lâm sàng so sánh tác dụng sinh lý và chủ quan của heroin và morphin được tiêm ở những người trước đây nghiện opioid; những đối tượng này cho thấy không có sự ưu tiên cho một loại thuốc nào. Liều tiêm được trang bị có các tác dụng tương đương, không có sự khác biệt về cảm giác hưng phấn, tham vọng, hồi hộp, thư giãn, hay buồn ngủ của đối tượng. Hưng phấn do heroin thường đi kèm với một làn da đỏ ửng và ấm nóng, khô miệng và cảm giác nặng nề ở tứ chi. Buồn nôn, nôn mửa và ngứa dữ dội cũng có thể xảy ra. Sau những tác động ban đầu, người dùng thường sẽ buồn ngủ (gà gật) trong vài giờ; chức năng thần kinh bị giảm thiểu; chức năng tim chậm lại; và hơi thở cũng bị chậm lại nghiêm trọng, đôi khi đủ để đe dọa đến tính mạng. Thở chậm cũng có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não vĩnh viễn.[27]

Ảnh hưởng lâu dài[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng tiêm tĩnh mạch, bao gồm - và thực sự chủ yếu là do - ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm phổ biến trong heroin bất hợp pháp và kim tiêm bị ô nhiễm.[26]

Sử dụng heroin nhiều lần làm thay đổi cấu trúc vật lý và sinh lý của não, tạo ra sự mất cân bằng lâu dài trong hệ thống thần kinh và nội tiết tố mà không dễ có thể đảo ngược. Các nghiên cứu đã cho thấy sự suy giảm chất trắng của não do sử dụng heroin, có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định, khả năng điều chỉnh hành vi và phản ứng với các tình huống căng thẳng. Heroin cũng tạo ra mức độ chịu đựng sâu sắc và sự phụ thuộc về thể chất. Tăng liều dùng xảy ra khi người dùng cần sử dụng ngày càng nhiều heroin để đạt được cảm giác phê trước đó. Với sự phụ thuộc về thể chất, cơ thể thích nghi dần với sự hiện diện của heroin và các triệu chứng cai nghiện xảy ra nếu việc sử dụng heroin bị dừng đột ngột.[27]

Dùng bơm kim tiêm[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng heroin (và bất kỳ chất nào khác) bằng việc tiêm tĩnh mạch bằng kim và ống tiêm hoặc các thiết bị liên quan khác có thể dẫn đến:

  • Lây nhiễm các mầm bệnh truyền qua đường máu như HIV và viêm gan thông qua việc dùng chung kim tiêm
  • Nhiễm viêm nội tâm mạc do vi khuẩn hoặc nấm và có thể là xơ cứng tĩnh mạch
  • Áp xe
  • Ngộ độc từ các chất gây ô nhiễm được thêm vào hoặc pha loãng heroin
  • Giảm chức năng thận (bệnh thận), mặc dù hiện tại vẫn chưa biết liệu đây có phải là do các chất thay thế (adulterant) hoặc bệnh truyền nhiễm[28]

Hội chứng cai nghiện[sửa | sửa mã nguồn]

Hội chứng cai nghiện heroin (còn được gọi là "vật thuốc") có thể bắt đầu trong vòng 6 đến 24 giờ sau khi ngừng sử dụng heroin; tuy nhiên, khung thời gian này có thể dao động với mức độ dung nạp cũng như khối lượng liều sử dụng cuối cùng. Các triệu chứng có thể bao gồm:[29] đổ mồ hôi, khó chịu, lo lắng, trầm cảm, bất tỉnh, cường dương kéo dài, nhạy cảm quá mức ở bộ phận sinh dục ở nữ giới, cảm giác nặng nề, ngáp hoặc hắt hơi không ngừng, chảy nước mắt, chảy nước mũi, khó ngủ ớn lạnh, đau cơ và xương nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, chảy nước mắt, sốt[30], đau như chuột rút và co thắt cơ không kiểm soát được ở các chi.

Quá liều[sửa | sửa mã nguồn]

Quá liều heroin thường được điều trị bằng chất đối kháng opioid - naloxone. Chất này đảo ngược tác dụng của heroin và gây ra sự tỉnh táo ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến các triệu chứng cai nghiện. Thời gian bán hủy của naloxone ngắn hơn một số opioid, do đó có thể cần phải tiêm nhiều lần cho đến khi opioid được cơ thể chuyển hóa hết.

Từ năm 2012 đến 2015, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ma túy ở Hoa Kỳ.[31] Kể từ sau năm 2015 thì fentanyl trở thành nguyên nhân phổ biến hơn gây tử vong liên quan đến ma túy.[31]

Tùy thuộc vào tương tác thuốc và nhiều yếu tố khác, tử vong do quá liều heroin có thể mất từ ​​vài phút đến vài giờ. Tử vong thường xảy ra do thiếu oxy do ức chế hô hấp do opioid gây ra. Quá liều heroin có thể xảy ra do sự gia tăng bất ngờ về liều lượng hoặc độ tinh khiết hoặc do sự dung nạp opioid giảm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tử vong được báo cáo là quá liều có thể là do tương tác với các thuốc gây trầm cảm khác như rượu hoặc thuốc benzodiazepine.[32] Cũng cần lưu ý rằng vì heroin có thể gây buồn nôn và nôn mửa, nên một số lượng tử vong đáng kể do dùng quá liều heroin là do người bị bất tỉnh, sau đó nôn mửa. Một số nguồn trích dẫn liều gây chết trung bình (đối với một cá nhân chưa dùng heroin bao giờ, trung bình cân nặng 75 kg) là từ 75 đến 600 mg.[33][34] Heroin bất hợp pháp có độ tinh khiết rất khác nhau và không thể đoán trước. Điều này có nghĩa là người dùng có thể chuẩn bị sử dụng những gì họ coi là một liều vừa phải trong khi thực sự họ đã dùng một liều heroin nhiều hơn so với dự định. Ngoài ra, liều dùng thường giảm đi sau một thời gian không dùng. Nếu điều này xảy ra và người dùng dùng một liều tương đương với lần sử dụng trước đó, người dùng đó có thể gặp các tác dụng thuốc lớn hơn nhiều so với dự kiến, có khả năng dẫn đến quá liều. Người ta đã suy đoán rằng một phần tử vong liên quan đến heroin không rõ là kết quả của quá liều hoặc phản ứng dị ứng với quinine, đôi khi có thể được sử dụng làm chất cắt cho heroin.[35]

Tính chất hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Heroin có nguồn gốc từ thuốc phiện thông qua một quá trình liên quan đến các hóa chất khác nhau như acetoneanhydrid axetic.[37]

Các chất chuyển hóa chính của diamorphin, 6-MAM, morphin, morphine-3-glucuronide và morphine-6-glucuronide, có thể được định lượng trong máu, huyết tương hoặc nước tiểu để theo dõi lạm dụng, xác nhận chẩn đoán ngộ độc hoặc hỗ trợ điều tra tử vong. Hầu hết các xét nghiệm sàng lọc thuốc phiện thương mại đều phản ứng chéo đáng kể với các chất chuyển hóa này, cũng như với các sản phẩm biến đổi sinh học khác có khả năng xuất hiện sau khi sử dụng diamorphin cấp đường như 6-acetylcodeine và codeine. Tuy nhiên, kỹ thuật sắc ký có thể dễ dàng phân biệt và đo lường từng chất này. Khi diễn giải kết quả xét nghiệm, điều quan trọng là phải xem xét lịch sử sử dụng diamorphin của cá nhân, vì người dùng mãn tính có thể phát triển khả năng dung nạp với liều dùng mà làm tê liệt một cá nhân chưa biết đến opioid và người dùng mãn tính thường có giá trị cơ bản cao chất chuyển hóa trong cơ thể của mình. Hơn nữa, một số quy trình thử nghiệm sử dụng bước thủy phân trước khi định lượng chuyển đổi nhiều sản phẩm trao đổi chất thành morphin, mang lại kết quả có thể lớn hơn 2 lần so với phương pháp kiểm tra từng sản phẩm riêng lẻ.[38]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Rang HP, Ritter JM, Flower RJ, Henderson G (2014). Rang & Dale's Pharmacology (ấn bản 8). Elsevier Health Sciences. tr. 515. ISBN 9780702054976. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016. While 'diamorphine' is the recommended International Nonproprietary Name (rINN), this drug is widely known as heroin.
  2. ^ a b c d e f g “Heroin”. Drugs.com. ngày 18 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ Field, John (2012). The Textbook of Emergency Cardiovascular Care and CPR. Lippincott Williams & Wilkins. tr. 447. ISBN 978-1-4698-0162-9. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Vô tình hít phải Heroin nên đi thử nước tiểu dương tính có phải không?”. www.vinmec.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Friedrichsdorf, SJ; Postier, A (2014). “Management of breakthrough pain in children with cancer”. Journal of Pain Research. 7: 117–23. doi:10.2147/JPR.S58862. PMC 3953108. PMID 24639603.
  6. ^ National Collaborating Centre for Cancer, (UK) (tháng 5 năm 2012). “Opioids in Palliative Care: Safe and Effective Prescribing of Strong Opioids for Pain in Palliative Care of Adults”. PMID 23285502. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Uchtenhagen AA (tháng 3 năm 2011). “Heroin maintenance treatment: from idea to research to practice” (PDF). Drug and Alcohol Review. 30 (2): 130–7. doi:10.1111/j.1465-3362.2010.00266.x. PMID 21375613. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ a b c d e f g h i “DrugFacts—Heroin”. National Institute on Drug Abuse. tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ National Institutes on Drug Abuse (2014). Research Report Series: Heroin (PDF). National Institutes on Drug Abuse. tr. 1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2016. Highly pure heroin can be snorted or smoked and may be more appealing to new users because it eliminates the stigma associated with injection drug use.... Impure heroin is usually dissolved, diluted, and injected into veins, muscles, or under the skin.
  10. ^ a b c Crime, United Nations Office on Drugs and (tháng 5 năm 2016). “Statistical tables”. World Drug Report 2016 (pdf). Vienna, Austria. tr. xii, 18, 32. ISBN 978-92-1-057862-2. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Information sheet on opioid overdose”. WHO. tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
  13. ^ a b World Drug Report 2017 Part 3 (PDF). United Nations. tháng 5 năm 2017. tr. 14, 24. ISBN 978-92-1-148294-2. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  14. ^ “What is the scope of heroin use in the United States?”. National Institute on Drug Abuse (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  15. ^ Valencia, Marie (ngày 23 tháng 6 năm 2016). “Record 29 million people drug-dependent worldwide; heroin use up sharply – UN report”. United Nations Sustainable Development. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  16. ^ A Century of International Drug Control (bằng tiếng Anh). United Nations Publications. 2010. tr. 49. ISBN 9789211482454. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  17. ^ “Yellow List: List of Narcotic Drugs Under International Control” (PDF). International Narcotics Control Board. tháng 12 năm 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2006. Referring URL = “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2006.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  18. ^ Lyman, Michael D. (2013). Drugs in Society: Causes, Concepts, and Control (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 45. ISBN 9780124071674. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  19. ^ Agar, Michael (2007). Dope Double Agent: The Naked Emperor on Drugs. Lulu.com. ISBN 978-1-4116-8103-3. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2009. What a great New York drug heroin was, I thought. Like any city, but more than most, New York is an information overload, a constant perceptual tornado that surrounds you most places you walk on the streets. Heroin is the audio-visual technology that helps manage that overload by dampening it in general and allowing a focus on some part of it that the human perceptual equipment was, in fact, designed to handle.; http://www.americanethnography.com/article.php?id=95
  20. ^ Tschacher W, Haemmig R, Jacobshagen N (ngày 1 tháng 1 năm 2003). “Time series modeling of heroin and morphine drug action”. Psychopharmacology. 165 (2): 188–193. doi:10.1007/s00213-002-1271-3. PMID 12404073.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ Martin WR, Fraser HF (tháng 9 năm 1961). “A comparative study of physiological and subjective effects of heroin and morphine administered intravenously in postaddicts”. Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics. 133: 388–99. PMID 13767429. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  22. ^ “National Institute for Health and Clinical Excellence (2011) Caesarean section.NICE Guideline (CG132)”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  23. ^ “Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics (JPET) | Onset of Action and Drug Reinforcement” (PDF). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ Eason, Kevin; Naughton, Philippe (ngày 13 tháng 3 năm 2012). “First murder charge over heroin mix that killed 400”. London: Times Online. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  25. ^ Seelye, Katharine Q. (ngày 25 tháng 3 năm 2016). “Heroin Epidemic Is Yielding to a Deadlier Cousin: Fentanyl”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  26. ^ a b “Office of National Drug Control Policy (ONDCP): Heroin Facts & Figures”. Whitehousedrugpolicy.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  27. ^ a b Abuse, National Institute on Drug. “What are the immediate (short-term) effects of heroin use?” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018.
  28. ^ Dettmeyer RB, Preuss J, Wollersen H, Madea B (2005). “Heroin-associated nephropathy”. Expert Opinion on Drug Safety. 4 (1): 19–28. doi:10.1517/14740338.4.1.19. PMID 15709895.
  29. ^ “Narcotic Drug Withdrawal”. Discovery Place. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2014.
  30. ^ Myaddiction (ngày 16 tháng 5 năm 2012). “Heroin Withdrawal Symptoms”. MyAddiction. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  31. ^ a b “Drugs Most Frequently Involved in Drug Overdose Deaths: United States, 2011–2016” (PDF). CDC. ngày 12 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  32. ^ Darke S, Zador D (1996). “Fatal heroin 'overdose': a review”. Addiction. 91 (12): 1765–1772. doi:10.1046/j.1360-0443.1996.911217652.x. PMID 8997759.
  33. ^ “Toxic Substances in water”. Lincoln.pps.k12.or.us. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  34. ^ Breecher, Edward. “The Consumers Union Report on Licit and Illicit Drugs”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2007.
  35. ^ The "heroin overdose" mystery and other occupational hazards of addiction Lưu trữ 2007-02-08 tại Wayback Machine, Schaffer Library of Drug Policy
  36. ^ a b c Overdose Death Rates. By National Institute on Drug Abuse (NIDA).
  37. ^ “Documentation of a heroin manufacturing process in Afghanistan. BULLETIN ON NARCOTICS, Volume LVII, Nos. 1 and 2, 2005” (PDF). United Nations Office on Drugs and Crime. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2010.
  38. ^ Baselt, R. (2011). Disposition of Toxic Drugs and Chemicals in Man (ấn bản 9). Seal Beach, CA: Biomedical Publications. tr. 793–7. ISBN 978-0-9626523-8-7.