Methamphetamin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ma túy đá)
Methamphetamin
INN: Metamfetamine
Hình ảnh hỗn hợp racemic của methamphetamin
Mô hình 3D của hợp chất levo-methamphetamin Mô hình 3D của hợp chất dextro-methamphetamin
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˌmɛθæmˈfɛtəmn/
(METH-am-FET-ə-meen), /ˌmɛθəmˈfɛtəmn/
(METH-əm-FET-ə-meen), /ˌmɛθəmˈfɛtəmən/
(METH-əm-FET-ə-mən)[1]
Tên thương mạiDesoxyn, Methedrine
Đồng nghĩaN-methylamphetamine, N,α-dimethylphenethylamine, desoxyephedrine
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Nguy cơ lệ thuộcLệ thuộc thể chất: Không; Lệ thuộc tâm thần: Cao
Nguy cơ gây nghiệnCao
Dược đồ sử dụngY tế: Đường uống
Tiêu khiển: Đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiên dưới da, hít, đặt trực tràng, đặt âm đạo
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S8 (Kiểm soát)
  • BR: F2 [2]
  • CA: Danh mục I
  • DE: Anlage II
  • NZ: Lớp A
  • UK: Lớp A
  • US: Danh mục II
  • UN: Danh mục Hướng thần II
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngĐường uống: 67%[7][8][9][10]
Hít qua mũi: 79%[7][8]
Hít bằng miệng: 67–90%[7][8][9]
Tiêm tĩnh mạch: 100%[7][10]
Liên kết protein huyết tươngVaries widely[11]
Chuyển hóa dược phẩmCYP2D6[3][4] and FMO3[5][6]
Bắt đầu tác dụngĐường uống: 3 giờ (đỉnh)[7]
Hít qua mũi: <15 phút[7]
Hít bằng miệng: <18 phút[7][8]
Tiêm tĩnh mạch: <15 phút[7]
Chu kỳ bán rã sinh học9–12 giờ (khoảng 5–30 giờ) (cho mọi đường dùng)[7][8]
Thời gian hoạt động8–12 giờ[9]
Bài tiếtQua thận
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
ECHA InfoCard100.007.882
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC10H15N
Khối lượng phân tử149,24 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Thủ đối tính hóa họchỗn hợp racemic
Điểm nóng chảy170 °C (338 °F) [12]
Điểm sôi212 °C (414 °F) tại 760 mmHg[12]
  (kiểm chứng)

Methamphetamin[chú thích 1] (tên đầy đủ N-methylamphetamin, thường gọi là ma túy đá) là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương nhóm amphetamin từng được sử dụng không phổ biến như một phương pháp điều trị bổ sung cho rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), và béo phì, nhưng lại phổ biến được sử dụng như một loại thuốc giải trí tiêu khiển.[18] Methamphetamin được phát hiện vào năm 1893 và tồn tại dưới dạng hai chất đối quang (enantiomer):[chú thích 2] levo-methamphetamindextro-methamphetamin. Danh pháp methamphetamin đề cập cho một chất hóa học cụ thể, đó là dạng base liên hợp của amin (free-base) ở dạng amin tinh khiết của với tỷ lệ ngang nhau giữa levo-methamphetamin và dextro-methamphetamin. Methamphetamin hiếm khi được chỉ định vì nguy cơ gây độc thần kinh đối với con người và hành vi lạm dụng giải trí tiêu khiển như một loại thuốc kích dục và thuốc hưng thần (euphoria). Dextroamphetamin kích thích hệ thần kinh trung ương mạnh hơn levomethamphetamin.

Buôn bán và vận chuyển hỗn hợp racemic methamphetamin và dextromethamphetamin đều bị coi là bất hợp pháp. Tỷ lệ sử dụng methamphetamin cao nhất xảy ra ở các khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, và ở Hoa Kỳ, methamphetamin được phân loại là chất kiểm soát theo danh mục II. Ở Hoa Kỳ, levomethamphetamin là thuốc không kê đơn, sử dụng làm thuốc thông mũi dạng hít.[chú thích 3] Hầu hết tất cả mọi quốc gia trên thế giới, việc sản xuất, phân phối, mua bán và sở hữu methamphetamin đều phải được kiểm soát hoặc bị cấm, do nó nằm trong danh mục II của hiệp ước Liên hợp quốc về các chất ma túy. Mặc dù dextromethamphetamin có tác dụng mạnh hơn nhưng racemic của methamphetamin thường được sản xuất bất hợp pháp hơn do tổng hợp khá dễ dàng và tiền chất tổng hợp thường sẵn có.

Ở liều thấp, methamphetamin giúp nâng cao tâm trạng (hưng thần), tăng tập trung, chú ý và tạo cảm giác tràn đầy sức sống cho những người mệt mỏi, chán ăn và thúc đẩy giảm cân. Đối với liều cao kéo dài, chất có thể gây ra rối loạn tâm thần, co giậtxuất huyết não. Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây rối loạn cảm xúc (rối loạn tâm trạng), rối loạn tâm thần (ví dụ: ảo giác, sảng, hoang tưởng, paranoia) và bạo lực. Đối với giải trí tiêu khiển, methamphetamin có khả năng tăng năng lượng, hưng thần và tăng ham muốn và khả năng tình dục đến một mức độ mà người dùng có thể tham gia vào các hoạt động tình dục liên tục trong vài ngày.[23] Methamphetamin được biết là gây nghiện cao. Khi ngừng sử dụng methamphetamin có thể dẫn đến hội chứng cai nghiện cấp tính (PAWS). Methamphetamin liều cao có khả năng gây ngộ độc các neuron dopaminergic trung não của người. Methamphetamin được chứng minh là có ái lực cao với neuron serotonergic hơn amphetamin.[24][25] Độc tính methamphetamin gây ra những thay đổi bất lợi trong cấu trúc và chức năng của não bộ, chẳng hạn như giảm khối lượng chất xám ở một số vùng trong não, cũng như những thay đổi bất lợi trong các dấu hiệu của sự toàn vẹn trao đổi chất.[25]

Methamphetamin thuộc nhóm hóa chất dẫn xuất phenethylamindẫn xuất amphetamin. Methamphetamin là đồng phân cấu tạo về vị trí nhóm chức của dimethylphenethylamin, có chung công thức hóa học là C
10
H
15
N
.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Y học[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hoa Kỳ, methamphetamin hydrochloride, dưới tên thương mại Desoxyn, đã được FDA chấp thuận để kê đơn điều trị bệnh ADHD và béo phì ở người lớn và trẻ nhỏ.[26][27] Tuy nhiên, FDA cũng chỉ ra rằng công dụng điều trị của methamphetamin còn hạn chế, cần được cân nhắc với những nguy cơ cố hữu liên quan đến việc sử dụng chất.[26] Để tránh độc tính và nguy cơ bị tác dụng phụ, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của FDA khuyến nghị liều methamphetamin ban đầu là 5–10 mg/ngày đối với ADHD ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi và có thể mỗi tuần tăng liều thêm 5 mg, tối đa là 25 mg/ngày cho đến khi đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu; liều hiệu quả thông thường là khoảng 20–25 mg/ngày.[10][26]

Methamphetamin đôi khi được kê đơn off-label (kê đơn không theo hướng dẫn trên nhãn) điều trị chứng ngủ rũmất ngủ vô căn.[28][29] Tại Hoa Kỳ, levomethamphetamin có trong một số sản phẩm thuốc thông mũi không kê đơn.[chú thích 4]

Desoxyn (Methamphetamin Hydrochloride), 100 viên nén

Bởi vì methamphetamin hay bị lạm dụng, nên loại thuốc này được quy định theo Đạo luật về các chất kiểm soát và được liệt kê theo Danh mục II ở Hoa Kỳ.[26] Methamphetamin hydrochloride được phân phối tại Hoa Kỳ bắt buộc phải bao gồm nhãn cảnh báo nguy hiểm về khả năng gây nghiện và lạm dụng sai mục đích để giải trí.[26]

Methamphetamin có hai dược phẩm là DesoxynDesoxyn Gradumet. Desoxyn Gradumet không còn được sản xuất nữa vì là dạng thuốc giải phóng tác dụng dài, làm phẳng đường cong tác dụng và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.[30]

Sử dụng để giải trí[sửa | sửa mã nguồn]

Một chiếc bình để sử dụng ma túy đá

Methamphetamin thường phổ biến được sử dụng để giải trí tiêu khiển vì tác dụng gây hưng phấn và kích thích mạnh, cũng như là chất kích dục.[31]

Theo một bộ phim tài liệu của National Geographic TV về methamphetamin, có một kiểu văn hóa được gọi là Sử dụng chất khi quan hệ tình dục (chemsex hay party and play)[32] dựa trên hoạt động tình dục và sử dụng methamphetamin.[31] Những người tham gia tích cực vào kiểu hoạt động tình dục này gần như hoàn toàn là những người đồng tính, họ thường sẽ gặp gỡ nhau qua các trang web hẹn hò trên internet và sau đó quan hệ tình dục.[31] Do có tác dụng kích thích tâm tinh thần và kích dục mạnh và tác dụng ức chế xuất tinh kèm theo việc sử dụng nhiều lần, quá trình quan hệ tình dục ở những lần này đôi khi có thể diễn ra liên tục trong nhiều ngày liền.[31] Sự "tụt dốc" trong tinh thần sau khi sử dụng methamphetamin để quan hệ thường rất nghiêm trọng, người sử dụng meth sẽ bị mắc chứng ngủ quá nhiều.[31] Tệ nạn này thường ở các thành phố lớn ở Hoa Kỳ như San Francisco và New York City.[31][33]

Desoxyn viên nén
Desoxyn dạng viên nén – methamphetamine hydrochloride dùng làm dược phẩm
Methamphetamin dạng tinh thể, còn gọi là ma túy đá (crystal meth)
Methamphetamin dạng tinh thể, còn gọi là ma túy đá (crystal meth). Đây là dạng methamphetamin hydrochloride bất hợp pháp

Chống chỉ định[sửa | sửa mã nguồn]

Chống chỉ định methamphetamin ở những người có tiền sử rối loạn sử dụng chất gây nghiện, bệnh tim mạch, dễ bị kích động, dễ lo âu, hoặc ở những bệnh nhân bị xơ cứng động mạch, glôcôm, cường giáp hoặc tăng huyết áp mức độ nặng.[26] FDA khuyến cáo những cá nhân đã từng có phản ứng quá mẫn với các chất kích thích khác trong quá khứ hoặc hiện đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOIs) không nên dùng methamphetamin.[26] FDA cũng khuyến cáo những người mắc rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, tăng huyết áp, các vấn đề về chức năng gan hoặc thận, hưng cảm, loạn thần, hội chứng Raynaud, cơn động kinh, các vấn đề về tuyến giáp, tic hoặc hội chứng Tourette nên theo dõi các triệu chứng của họ khi dùng methamphetamin.[26] Do nguy cơ ảnh hưởng đến chậm phát triển thể chất, FDA khuyên nên theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên trong quá trình điều trị.[26]

Tác dụng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tác dụng lên thể chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tác động lên sức khỏe thể chất của methamphetamin bao gồm chán ăn, tăng động, giãn đồng tử, da ửng đỏ, đổ mồ hôi nhiều, khô miệng và nghiến răng (gây nên hiện tượng miệng meth), nhức đầu, rối loạn nhịp tim (thường là nhịp nhanh hoặc nhịp chậm), thở nhanh, tăng huyết áp, tụt huyết áp, tăng thân nhiệt, tiêu chảy, táo bón, mờ mắt, chóng mặt, co giật, tê, run, da khô, mụn trứng cá và người xanh xao.[26][34] Người dùng meth lâu dài có thể bị loét da;[35][36] những vết này có thể là do họ "gãi ngứa"[35] vì họ tin rằng có côn trùng nào đó đang bò dưới da.[36] Có nhiều báo các về trường hợp tử vong liên quan đến sốc methamphetamin.[37][38]

Miệng meth[sửa | sửa mã nguồn]

Một trường hợp nghi ngờ miệng meth

Người sử dụng và người nghiện methamphetamin có thể bị hỏng răng với tốc độ nhanh chóng, tình trạng này nghiêm trọng nhất ở những người sử dụng thuốc qua đường tiêm chích.[39] Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, bệnh miệng meth "có thể là do sự kết hợp của những thay đổi tâm lý và sinh lý do thuốc gây ra, dẫn đến chứng khô miệng, không vệ sinh răng miệng trong thời gian dài, và chứng nghiến răng".[39][40] Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng hỏng răng của meth bị phóng đại và cách điệu hóa để tạo ra định kiến, định hướng người sử dụng như một sự răn đe, cảnh báo người bắt đầu sử dụng methamphetamin.[27]

Bệnh lây truyền qua đường tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sử dụng meth được phát hiện là có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng quan hệ tình dục không an toàn ở cả bạn tình nhiễm HIV và bạn tình không quen biết.[41] Những phát hiện này cho thấy rằng việc sử dụng methamphetamin và quan hệ tình dục qua đường hậu môn không có phương tiện bảo vệ là những hành vi nguy hiểm, có khả năng tăng nguy cơ lây truyền HIV ở nam giới đồng tính và dị tính luyến ái.[41] Sử dụng methamphetamin cho phép cả hai giới hoạt động tình dục kéo dài liên tục, có thể gây lở loét và trầy xước bộ phận sinh dục cũng như chứng cương đau ở nam giới.[26][42] Methamphetamin cũng có thể gây lở loét và trầy xước trong miệng do nghiến răng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.[26][42]

Bên cạnh việc lây truyền HIV qua đường tình dục, HIV cũng có thể lây giữa những người sử dụng chung kim tiêm.[43] Mức độ dùng chung kim tiêm giữa những người sử dụng methamphetamin cũng tương tự như ở những đối tượng sử dụng ma túy khác.[43]

Tác dụng tâm lý[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác động lên tâm lý của methamphetamin bao gồm khí sắc thăng (euphoria), khí sắc trầm (dysphoria), thay đổi ham muốn tình dục, cảnh giác, e ngại và tập trung, giảm cảm giác mệt mỏi, làm mất ngủ hoặc gây tỉnh táo, tự tin, hòa đồng, dễ nổi cáu, bồn chồn, hoang tưởng và các hành vi lặp đi lặp lại và ám ảnh.[26][34][44] Điểm đặc biệt của methamphetamin và các chất kích thích có liên quan là hành vi/nghi thức "khuôn mẫu".[45] Sử dụng methamphetamin cũng có mối tương quan cao với lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần do amphetamin, tự sát và các hành vi bạo lực.[46][47]

Độc thần kinh và miễn dịch thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ này mô tả các cơ chế miễn dịch thần kinh làm trung gian cho quá trình thoái hóa thần kinh do methamphetamin gây ra trong não người.[48] Phản ứng miễn dịch thần kinh qua trung gian NF-κB đối với việc sử dụng methamphetamin dẫn đến tăng tính thấm của hàng rào máu não phát sinh thông qua sự liên kết và kích hoạt của nó với các thụ thể sigma, tăng sản xuất các loại oxy phản ứng (ROS), các loại nitơ phản ứng (RNS), mẫu phân tử liên quan đến tổn thương bề mặt (DAMPs - damage-associated molecular patterns), sự rối loạn điều hòa các chất vận chuyển glutamat (cụ thể là EAAT1EAAT2) và chuyển hóa glucose cũng như dòng ion Ca2+ quá mức trong tế bào thần kinh đệmneuron dopamine.[48][49][50]

Methamphetamin gây độc trực tiếp cho neuron (tế bào thần kinh) dopaminergic ở cả động vật thí nghiệm và người.[24][25] Kích thích độc tế bào (excitotoxicity), stress oxy hóa, rối loạn chức năng hệ ubiquitin-proteasome (UPS), nitrat hóa protein, stress mạng lưới nội chất trong tế bào beta (endoplasmic reticulum stress in beta cells), biểu hiện gen p53 và các quá trình khác góp phần gây ra ngộ độc thần kinh.[51][52][53] Cùng với độc tính thần kinh dopaminergic, việc sử dụng methamphetamin tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.[54] Ngoài độc tính thần kinh dopaminergic, một tổng quan hệ thống thu thập các bằng chứng ở người chỉ ra rằng sử dụng methamphetamin liều cao cũng có thể gây độc đối với neuron serotonergic.[24][25] Thân nhiệt cao (nhiệt độ cơ thể cao) được chứng minh là có liên quan đến gia tăng tác dụng gây độc thần kinh của methamphetamin.[55] Việc ngừng sử dụng methamphetamin ở những người phụ thuộc có thể dẫn đến tình trạng hội chứng cai đeo đẳng nhiều tháng.[53]

Các nghiên cứu phim chụp cộng hưởng từ trên người sử dụng methamphetamin cũng đã cho thấy bằng chứng về sự thoái hóa thần kinh hoặc những thay đổi bất lợi về tế bào thần kinh trong cấu trúc và chức năng của não.[25] Đặc biệt, methamphetamin dường như gây nên tình trạng tăng tín hiệu trên T2 và phì đại chất trắng, làm teo hải mã và giảm chất xámvỏ não đai, vỏ não viền (limbic cortex) và vỏ não cận viền (paralimbic cortex) ở những người sử dụng methamphetamin để tiêu khiển. Hơn nữa, các bằng chứng cho thấy nồng độ dấu ấn sinh học về tính toàn vẹn và tổng hợp trao đổi chất ở những người sử dụng giải trí diễn biến theo chiều hướng bất lợi, chẳng hạn như nồng độ N-acetylaspartatcreatine thì giảm, còn nồng độ cholinemyoinositol tăng cao.[25]

Methamphetamin được chứng minh là kích hoạt TAAR1 trong tế bào tk đệm hình sao ở người và tạo ra AMP vòng (cAMP).[56] Kích hoạt TAAR1 trong tế bào hình sao có thể là một cơ chế giúp methamphetamin làm suy giảm nồng độ EAAT2 (SLC1A2) gắn màng và hoạt động trong các tế bào này.[56]

Methamphetamin liên kết và kích hoạt cả hai dưới lớp (subtype) của receptor sigma, σ1σ2, với ái lực được tính bằng micromol.[50][57] Kích hoạt receptor sigma có thể tăng cường độc tính thần kinh do methamphetamin gây ra, bằng cách tạo điều kiện diễn biến tình trạng tăng thân nhiệt, tăng tổng hợp và giải phóng dopamin, ảnh hưởng đến các bước hoạt hóa dưới góc độ vi mô và điều chỉnh "dòng thác tính hiệu" của quá trình chết tế bào theo chương trình, hình thành các loài oxy phản ứng (reactive oxygen species, ROS).[50][57]

Nghiện[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ về chứng nghiện và phụ thuộc[58][59][60][61]
  • nghiện – một rối loạn hệ thần kinh trung ương đặc trưng bởi sự lệ thuộc, thèm muốn bất thường, kéo dài, không thể kiểm soát được đối với chất gây nghiện mà người nghiện đang sử dụng. Sự lệ thuộc thể hiện qua việc đáp ứng các kích thích đem lại "phần thưởng" bất chấp hậu quả bất lợi.
  • hành vi gây nghiện – một hành vi lệ thuộc nhằm thỏa mãn cơn nghiện, vừa củng cố sự lệ thuộc đó.
  • chất gây nghiện – những chất tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi các hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương (cụ thể là hệ thống phần thưởng hay hệ thống tưởng thưởng), nếu sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái lệ thuộc vào chất đó.
  • sự phụ thuộc – một trạng thái thích nghi liên quan đến hội chứng cai khi dừng sử dụng đột ngột một chất kích thích.
  • mẫn cảm với thuốc hoặc dung nạp ngược – tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất gây nghiện, được biểu hiện bằng việc mặc dù giữ nguyên liều nhưng đáp ứng của cơ thể mạnh hơn lần sử dụng trước đó.
  • hội chứng cai – xảy ra khi ngừng sử dụng thuốc.
  • phụ thuộc thể chất – sự đòi hỏi của cơ thể liên quan tới việc đưa vào đều đặn một chất hóa học ngoại sinh cần thiết để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Sự phụ thuộc này được biểu hiện bằng hội chứng cai hay hội chứng thiếu thuốc khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng chất đang sử dụng (ví dụ, mệt mỏi và run rẩy mê sảng).
  • phụ thuộc tâm thần – Được đặc trưng bởi một xung động sử dụng chất gây nghiện liên tục hay chu kỳ với mục đích tìm kiếm khoái cảm hoặc làm giảm căng thẳng (ví dụ, giảm khí sắc (dysphoria) và giảm ham muốn).
  • kích thích củng cố – các kích thích làm tăng khả năng lặp lại các hành vi được ghép nối với chúng.
  • kích thích phần thưởng – các kích thích mà não nghĩ rằng đó là các kích thích tích cực và mong muốn làm theo.
  • mẫn cảm – một đáp ứng miễn dịch mang tính khuếch đại với một kích thích do tiếp xúc nhiều lần với nó (xem quá mẫn).
  • rối loạn sử dụng chất gây nghiện – một tình trạng trong đó việc sử dụng các chất dẫn đến suy yếu hoặc kiệt sức đáng kể về mặt lâm sàng và chức năng.
  • dung nạp – tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất gây nghiện, được biểu hiện bằng sự cần thiết phải tăng liều để đạt được cùng một hiệu quả như trước.
"Dòng thác" tín hiệu trong nhân cạp (nucleus accumbens) khi sử dụng chất kích thần
The signaling cascade involved in psychostimulant addiction
Ghi chú: văn bản được bôi màu có chứa liên kết tới bài viết tương ứng.







The image above contains clickable links
The image above contains clickable links
Biểu đồ này mô tả các sự kiện báo hiệu trong con đường trung não-hồi viền (trung tâm phần thưởng) xuất hiện khi tiếp xúc liều cao, lâu ngày với chất kích thần làm tăng nồng độ dopamin trong khe synap, như amphetamin, methamphetamin, và phenethylamin. Sau khi chất gây nghiện làm giải phóng cùng lúc dopaminglutamat trước synap giải phóng cùng lúc,[62][63] Receptor sau synap cho các chất dẫn truyền thần kinh này kích thích các sự kiện tín hiệu bên trong, qua con đường phụ thuộc vào cAMPcon đường phụ thuộc calci, gây kích thích ngay lập tức quá trình phosphoryl hóa protein CREB (cAMP response element-binding).[62][64][65] Protein CREB được phosphoryl hóa sẽ làm tăng nồng độ ΔFosB, gây ức chế gen c-Fos dưới sự hỗ trợ của các chất đồng ức chế[62][66][67] Các phân tử gây ức chế gen c-Fos như một công tắc kích hoạt sự tích tụ ΔFosB trong neuron.[68] Dạng bền vững của ΔFosB được phosphoryl hóa (dạng này tồn tại trong neuron trong 1–2 tháng), sẽ tích tụ một cách chậm rãi, phụ thuộc vào việc người nghiện dùng lặp đi lặp lại liều cao chất kích thích.[66][67] Chức năng ΔFosB được ví như "bậc thầy điều khiển các protein". ΔFosB gây ra các biến đổi cấu trúc não để thích nghi (dung hòa) nghiện chất. Và khi ΔFosB tích lũy đủ, cùng sự trợ giúp của các yếu tố (ví dụ NF-κB - Yếu tố hạt nhân tăng cường chuỗi nhẹ kappa của các tế bào B hoạt động), sẽ gây nên trạng thái nghiện.[66][67] 

Các mô hình nghiên cứu về nghiện khi sử dụng ma túy lâu ngày gây ra những thay đổi trong biểu hiện gen ở một số vùng của não, đặc biệt là nhân cạp (nucleus accumbens), phát sinh thông qua cơ chế phiên mãdi truyền học biểu sinh.[69][70][71] Các yếu tố phiên mã quan trọng nhất[chú thích 5] tạo ra những thay đổi này là Delta FBJ murine osteosarcoma viral oncogene homolog B (ΔFosB), cAMP response element binding protein (CREB, tạm dịch: protein gắn yếu tố đáp ứng cAMP) và nuclear factor-kappa B (NF-κB, tạm dịch: Yếu tố hạt nhân tăng cường chuỗi nhẹ kappa của các tế bào B hoạt động).[69][chú thích 6] ΔFosB là cơ chế phân tử sinh học quan trọng nhất trong chứng nghiện vì gen ΔFosB biểu hiện quá mức (tức là mức độ biểu hiện gen cao bất thường khi tạo ra kiểu hình) trong các neuron gai trung gian (medium spiny neurons) loại D1 trong nhân cạp là điều kiện cần và đủ[chú thích 7] để có những thích ứng liên quan đến thần kinh và những sự điều chỉnh liên quan đến hành vi nghiện (ví dụ: tự tiêm chất gây nghiện theo chiều hướng tăng dần về liều).[69][74] Một khi ΔFosB được biểu hiện quá mức, ΔFosB gây ra trạng thái nghiện ngày càng nghiêm trọng hơn do chính những thích ứng liên quan đến thần kinh đó lại tiếp tục làm gia tăng hơn nữa sự biểu hiện quá mức của ΔFosB.[74] Cơ chế này có liên quan đến nghiện rượu, cannabinoid, cocain, methylphenidat, nicotin, opioid, phencyclidine, propofolamphetamin thay thế, v..v.[cụm nguồn 1]

ΔJunD, một yếu tố phiên mã và G9a, một enzym histone methyltransferase, đều có tác dụng chống lại chức năng của ΔFosB và ức chế sự gia tăng biểu hiện gen của ΔFosB.[69][78] ΔJunD biểu hiện quá mức trong nhân cạp, phối hợp với vector virus (viral vector) có thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng biến đổi liên quan đến thần kinh và hành vi được thấy trong lạm dụng chất lâu ngày (tức là những thay đổi qua trung gian là gen ΔFosB).[69] Tương tự, hiện tượng biểu hiện quá mức gen G9a tại nhân cạp làm tăng rõ rệt quá trình dimethyl hóa nhóm lysin dư thừa tại vị trí số 9 trên protein histon H3 (tiếng Anh: histone 3 lysine residue 9 dimethylation - H3K9me2, histon H3 là một protein đóng gói DNA) và ức chế sự cảm ứng của tính dẻo hành vi (behavioral plasticity) và khả biến thần kinh (neuroplasticity) qua trung gian ΔFosB do sử dụng thuốc dài ngày.[cụm nguồn 2] Sự ức chế trên xảy ra thông qua:[69][78]

  1. Ức chế qua trung gian H3K9me2 (H3K9me2-mediated repression) đối với các yếu tố phiên mã gen ΔFosB
  2. Ức chế qua trung gian H3K9me2 đối với các mục tiêu thúc đẩy sự phiên mã của gen ΔFosB (ví dụ: enzyme cyclin-dependent kinase 5, CDK5).

ΔFosB đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các đáp ứng hành vi đối với hành vi nghiện, chẳng hạn như thưởng thức bữa ăn ngon, tình dục và tập thể dục.[69][75][82] Vì những "phần thưởng" (tưởng thưởng) nêu trên và thuốc gây nghiện đều gây ra biểu hiện gen của gen ΔFosB (tức là khiến não sản xuất ra nhiều hơn), việc lâu dài tiếp nhận các "phần thưởng" nêu trên cũng có thể dẫn đến tình trạng nghiện bệnh lý.[69][75] Do đó, ΔFosB là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến cả nghiện amphetamin (bao hàm cả methamphetamin) và nghiện tình dục do amphetamin, là những hành vi tình dục cưỡng bức do hoạt động tình dục quá mức và sử dụng amphetamin.[75][83][84] Những chứng nghiện tình dục này có liên quan đến hội chứng rối loạn điều hòa dopamin xảy ra ở một số bệnh nhân dùng thuốc dopaminergic như là amphetamin hoặc methamphetamin.[75][82]

Yếu tố biểu sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiện methamphetamin có thể tồn tại dai dẳng. 61% số người được điều trị nghiện meth bị tái phát (tức là nghiện trở lại) trong vòng một năm.[85] Khoảng một nửa số người được điều trị nghiện tiếp tục tái nghiện methamphetamin trong thời gian 10 năm, trong khi nửa số người còn lại có giảm sử dụng meth tính từ khoảng 1 đến 4 năm sau lần sử dụng meth đầu tiên.[86]

Tình trạng nghiện kéo dài cho thấy những thay đổi lâu dài trong điều hòa biểu hiện gen có thể xảy ra ở các vùng cụ thể của não và có thể góp phần quan trọng vào kiểu hình nghiện. Năm 2014, cơ chế di truyền biểu sinh được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những thay đổi lâu dài trong biểu hiện gen trong não.[87]

Một tổng quan vào năm 2015[88] đã tóm tắt một số nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng methamphetamin lâu dài ở loài gặm nhấm. Những thay đổi di truyền học biểu sinh được quan sát thấy trong con đường trung não-hồi viền. Con đường trung não-hồi viền (mesolimbic pathway, hay con đường phần thưởng/ con đường tưởng thưởng) là con đường dopamin kết nối vùng mái não giữa (ventral tegmental area, VTA) với nhân cạp (nucleus accumbens, NAc). Những thay đổi còn xuất hiện ở thể vân lưng (dorsal striatum), hải mãvỏ não trước trán. Việc sử dụng methamphetamin lâu dài gây ra hiện tượng acetyl hóa, deacetyl hóa histonemethyl hóa histone đặc hiệu gen. Có thể quan sát thấy sự methyl hóa DNA đặc hiệu gen ở các vùng não cụ thể. Những thay đổi biểu sinh khác nhau đã gây ra sự tăng/giảm điều hòa gen cụ thể quan trọng trong cơ chế gây nghiện. Ví dụ, việc sử dụng methamphetamin lâu dài gây ra quá trình methyl hóa lysine ở vị trí 4 của histone 3 nằm ở vùng khởi động (promoter) của gen c-fos và gen C-C chemokine receptor 2 (ccr2), kích hoạt các gen đó trong nhân cạp (NAc).[88] Gen c-fos được biết nhiều là có tác dụng quan trọng trong quá trình gây nghiện.[89] Còn gen ccr2 cũng rất quan trọng trong gây nghiện, vì đột biến gây bất hoạt gen này có thể làm nhẹ đi tình trạng nghiện.[88]

Ở những con chuột bị nghiện methamphetamin, sự điều hòa biểu sinh thông qua việc giảm quá trình acetyl hóa histone trong neuron, gây ra giảm phiên mã receptor glutamat.[90] Các receptor glutamat đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự lạm dụng thuốc bất hợp pháp.[91]

Cho loài gặm nhấm sử dụng methamphetamin làm tổn thương DNA trong não, đặc biệt là ở vùng nhân não.[92][93] Trong quá trình sửa chữa các tổn thương DNA có thể xảy ra sự thay đổi chất nhiễm sắc, chẳng hạn như quá trình methyl hóa DNA hoặc acetyl hóa/methyl hóa histone tại vị trí sửa chữa.[94] Những thay đổi này có thể là những "vết sẹo" biểu sinh trong chất nhiễm sắc, góp phần tạo ra những thay đổi biểu sinh lâu dài trong tình trạng nghiện methamphetamin.

Dược trị liệu (Liệu pháp hóa dược)[sửa | sửa mã nguồn]

Một tổng quan hệ thống năm 2018 và phân tích gộp mạng lưới 50 thử nghiệm liên quan đến 12 biện pháp can thiệp tâm lý xã hội khác nhau đối với chứng nghiện amphetamin, methamphetamin, cocaine cho thấy rằng điều trị đa mô thức với cả phương pháp quản lý dự phòng (ontingency management) và phương pháp tiếp cận củng cố cộng đồng và đào tạo gia đình (CRAFT) có hiệu quả cao nhất (tức là tỷ lệ dừng sử dụng chất) và khả năng chấp nhận cao nhất (tức là tỷ lệ tái nghiện thấp nhất).[95] Các phương thức điều trị khác bao gồm đơn trị liệu với quản lý dự phòng hoặc phương pháp tiếp cận củng cố cộng đồng (community reinforcement approach), liệu pháp hành vi nhận thức, chương trình 12 bước,[96] liệu pháp nhóm (non-contingent reward-based therapies), liệu pháp tâm động học (psychodynamic therapy) và các liệu pháp kết hợp khác.[95]

Tính đến tháng 12 năm 2019, chưa thấy hiệu quả của dược trị liệu (tức là điều trị dùng thuốc) cho bệnh nhân nghiện methamphetamin.[97][98][99] Các tổng quan hệ thống từ năm 2015 và 2016 chỉ ra rằng chất đồng vận chọn lọc TAAR1 rất tiềm năng trong điều trị chứng nghiện chất kích thần.[100][101] Tuy nhiên, tính đến tháng 2 năm 2016, các hợp chất có chức năng là chất chủ vận chọn lọc TAAR1 vẫn chỉ là thuốc thử nghiệm.[100][101]

Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp từ năm 2019 đã đánh giá hiệu quả của 17 liệu pháp hóa dược khác nhau được sử dụng trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đối với bệnh nhân nghiện amphetamin và methamphetamin.[98] Kết quả: chỉ tìm thấy bằng chứng mức độ thấp cho thấy methylphenidat có thể làm giảm việc người nghiện tự tiêm amphetamin hoặc methamphetamin.[98] Có bằng chứng mức thấp đến trung bình về việc hầu hết các thuốc khác được sử dụng trong các thử nghiệm nêu trên là không mang lại lợi ích, bao gồm thuốc chống trầm cảm (bupropion, mirtazapine, sertraline), thuốc chống loạn thần (aripiprazole), thuốc chống co giật (topiramate, baclofen, gabapentin), naltrexone, varenicline, citicoline, ondansetron, prometa, riluzole, atomoxetine, dextroamphetamin và modafinil.[98]

Sự lệ thuộc vào chất gây nghiện và hội chứng cai[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng dung nạp thuốc tăng lên nhanh chóng khi lạm dụng methamphetamin (tức là sử dụng methamphetamin để giải trí). Hệ quả, thời gian lạm dụng thuốc kéo dài khiến người nghiện phải tăng liều thuốc ngày càng cao để đạt được tác dụng tương tự.[102][103]

Theo một tổng quan hệ thống của tổ chức Cochrane về việc cai nghiện ở những người sử dụng amphetamin và methamphetamin, "khi người dùng liều cao, lâu dài chất gây nghiện bỗng dưng đột ngột ngừng sử dụng methamphetamin, hội chứng cai xảy ra trong vòng 24 giờ kể từ liều dùng thuốc cuối cùng."[104] Tổng quan này lưu ý rằng hội chứng cai ở những người dùng liều cao, dùng lâu dài xảy ra thường xuyên, khoảng 88% trường hợp và kéo dài trong 3–4 tuần.[104] Hội chứng cai methamphetamin gồm các triệu chứng: lo lắng, thèm ma túy, khí sắc trầm, mệt mỏi, tăng thèm ăn, tăng hoặc giảm vận động, thiếu động lực, khó ngủ hoặc buồn ngủ, và giấc mơ sáng suốt.[104] Tổng quan hệ thống chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong hội chứng cai có tương quan thuận với tuổi và mức độ phụ thuộc của từng người.[104]

Methamphetamin trong máu người mẹ có thể đi qua nhau thai vào thai nhi và được tiết vào sữa mẹ. Trẻ sơ sinh có bà mẹ lạm dụng methamphetamin có thể gặp hội chứng cai ở trẻ sơ sinh, với các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ, bú kém, run và tăng trương lực. Hội chứng cai này tương đối nhẹ và chỉ cần can thiệp y khoa trong khoảng 4% trường hợp.[105]

Dạng khả biến thần kinh
hoặc sự mềm dẻo hành vi
Loại tăng cường hành vi[106]

[chú thích 8]


Chú thích
Opiat Chất kích thần Thực phẩm giàu đường, chất béo Quan hệ tình dục Tập thể dục
(aerobic)
Cải tạo môi trường
Biểu hiện của ΔFosB trong
neuron gai trung gian (medium spiny neurons) loại D1 thuộc nhân cạp
Mềm dẻo hành vi
Tăng lượng tiếp nhận [75]
Nhạy cảm chéo
giữa các chất kích thần
Không áp dụng Giảm dần Giảm dần [75]
Tự tiêm chất kích thần [75]
Chất kích thần (sử dụng tại một địa điểm quen thuộc) [75]
(Tái nghiện) [75]
Tính mềm dẻo hóa-thần kinh
Phosphoryl hóa CREB
tại nhân cạp
[75]
Đáp ứng dopamin
tại nhân cạp
Không Không [75]
Thể vân thay đổi receptor dopamin DRD2, ↑DRD3 DRD1, ↓DRD2, ↑DRD3 DRD1, ↓DRD2, ↑DRD3 DRD2 DRD2 [75]
Thể vân thay đổi receptor opioid Không đổi hoặc
μ-opioid receptor
μ-opioid receptor
κ-opioid receptor
μ-opioid receptor μ-opioid receptor Không đổi Không đổi [75]
Thể vân thay đổi peptide opioid dynorphin
Không đổi: enkephalin
dynorphin enkephalin dynorphin dynorphin [75]
Con đường trung não-hồi viền
Số lượng đuôi gai tại nhân cạp [75]
Mật độ đuôi gai tại
nhân cạp
[75]

Trẻ sơ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như các loại ma túy khác, trẻ sơ sinh tiếp xúc với methamphetamin trước khi sinh không có triệu chứng cai ngay lập tức. Thay vào đó, các rối loạn về nhận thức và hành vi bắt đầu xuất hiện khi trẻ đến tuổi học đường.[108]

Một nghiên cứu đoàn hệ tương lai trên 330 trẻ em cho thấy ở 3 tuổi, trẻ tiếp xúc với methamphetamin có biểu hiện phản ứng cảm xúc tăng lên, cũng như có nhiều dấu hiệu lo lắng và trầm cảm hơn; và đến 5 tuổi, trẻ có tỷ lệ rối loạn hướng ngoại (externalizing disorders) và tăng động giảm chú ý (AHDH) cao hơn.[109]

Quá liều[sửa | sửa mã nguồn]

Quá liều methamphetamin có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng.[110][111] Quá liều methamphetamin nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như: loại nhịp tim, lú lẫn, đi tiểu khó có thể buốt hoặc không, tăng/tụt huyết áp, tăng thân nhiệt, đau cơ, kích động tâm lý, thở gấp, run, đa niệubí tiểu.[34][111] Quá liều nặng có thể tạo ra các triệu chứng như cơn bão adrenergic, rối loạn tâm thần methamphetamin, thiểu niệu hoặc vô niệu, sốc tim, xuất huyết não, trụy tuần hoàn, tăng thân nhiệt ác tính, tăng áp lực động mạch phổi, suy thận, tiêu cơ vân, hội chứng serotonin và có lời nói/hành vi/nghi thức "khuôn mẫu" (thuật ngữ của tâm thần học).[cụm nguồn 3] Quá liều methamphetamin cũng có thể dẫn đến tổn thương não nhẹ do nhiễm độc hệ dopaminergic và serotonergic.[25][115] Trước khi tử vong do ngộ độc methamphetamin thì thường có thể có biểu hiện co giật và hôn mê.[110]

Điều trị cấp cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngộ độc methamphetamin cấp tính phần lớn được sơ cứu bằng cách dùng than hoạt tính và thuốc an thần.[116] Bài tiểu cưỡng bức bằng acid (ví dụ, với vitamin C) sẽ làm tăng bài tiết methamphetamin nhưng không được khuyến khích vì có thể làm tăng nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng, hoặc gây co giật hoặc tiêu cơ vân.[116] Tăng huyết áp có nguy cơ gây xuất huyết nội sọ (tức là chảy máu trong não) và nếu nghiêm trọng, thường được điều trị bằng phentolamin tiêm tĩnh mạch hoặc nitroprusside.[116] Thuốc chống loạn thần như haloperidol rất hữu ích trong điều trị kích động và rối loạn tâm thần do dùng quá liều methamphetamin.[116]

Thuốc chống loạn thần như haloperidol rất hữu ích trong điều trị kích động và rối loạn tâm thần do dùng quá liều methamphetamin.[117][118] Labetalol là thuốc chẹn alpha và beta đặc biệt hữu ích trong điều trị đồng thời nhịp tim nhanh và tăng huyết áp do methamphetamin gây ra.[117] Chưa có báo cáo về hiện tượng "kích thích alpha không bị cản trở" (unopposed alpha stimulation) khi sử dụng thuốc chẹn beta để điều trị ngộ độc methamphetamin.[117]

Tương tác thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

Methamphetamin được chuyển hóa bởi enzyme gan CYP2D6 nên chất ức chế CYP2D6 sẽ kéo dài thời gian bán thải của methamphetamin.[119] Methamphetamin cũng tương tác với các chất ức chế monoamin oxidase (MAOIs), vì cả MAOIs và methamphetamin đều làm tăng catecholamin trong huyết tương. Do đó không được việc sử dụng đồng thời cả hai dược chất vì rất nguy hiểm.[26] Methamphetamin làm giảm tác dụng của thuốc an thầnthuốc trầm cảm, đồng thời làm tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm và các chất kích thích khác.[26] Methamphetamin có thể chống lại tác dụng của thuốc hạ huyết ápthuốc chống loạn thần do tác dụng của chất đối với hệ tim mạch và khả năng nhận thức.[26] Độ pH của chất chứa trong đường tiêu hóa và nước tiểu ảnh hưởng đến sự hấp thu và bài tiết methamphetamin.[26] Cụ thể, chất chứa có tính acid sẽ làm giảm khả năng hấp thu methamphetamin và tăng bài tiết qua nước tiểu, còn chất chứa có tính kiềm thì ngược lại.[26] Do ảnh hưởng của pH đến sự hấp thu, thuốc ức chế bơm proton (PPIs) làm giảm acid dạ dày có tương tác với methamphetamin.[26]

Dược học[sửa | sửa mã nguồn]

Dược lực học[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, tương tự như amphetamin, methamphetamin được chứng minh là một chất chủ vận mạnh của trace amin-associated receptor 1 (TAAR1), một thụ thể bắt cặp với protein G (GPCR) ở đây là protein Gs và Gq. Phát hiện này rất quan trọng trong việc điều hòa các monoamin trong não.[120][121] Kích hoạt TAAR1 làm tăng sản xuất cAMP thông qua hoạt hóa adenylyl cyclase và ức chế chức năng vận chuyển monoamin.[120][122] Các autoreceptor monoamin (ví dụ, receptor dopamin D2, receptor α2-adrenergic, và receptor 5-HT1) có tác dụng ngược lại với TAAR1, và khi các receptor (thụ thể) này phối hợp phối hợp với nhau sẽ điều hòa cho quá trình vận chuyển các monoamin.[100][120] Đặc biệt, methamphetamin và các trace amin có ái lực liên kết cao đối với TAAR1, nhưng không có ái lực liên kết đối với các autoreceptor monoamin.[100][120] Các nghiên cứu hình ảnh học chỉ ra rằng methamphetamin và trace amin ức chế quá trình tái hấp thu monoamin tùy vị trí đặc trưng và phụ thuộc vào có hay không sự có mặt của TAAR1 trong các tế bào thần kinh monoamin.[120]

Ngoài việc ức chế các protein vận chuyển monoamin, methamphetamin còn ức chế cả chất vận chuyển monoamin trong túi synap gồm VMAT2,[123] SLC22A3SLC22A5.[123] SLC22A3 là chất vận chuyển monoamin ngoài thần kinh có trong tế bào thần kinh đệm hình hình sao. SLC22A5 là chất vận chuyển carnitine có ái lực cao.[124][125]

Methamphetamin cũng là chất chủ vận của receptor alpha-2 adrenergicreceptor sigma. Meth có ái lực với σ1 lớn hơn σ2, ức chế monoamin oxidase A (MAO-A) và monoamin oxidase B (MAO-B).[50][57][124] Kích hoạt receptor sigma bằng methamphetamin có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy quá trình gây độc thần kinh trong não.[50][57] Dextromethamphetamin là chất kích thích tâm thần mạnh hơn. Levomethamphetamin có tác dụng ở thần kinh ngoại biên mạnh hơn, thời gian bán hủy dài hơn.[126][127][128] Ở liều cao, cả hai enantiomer (đồng phân đối quang) của methamphetamin đều có thể gây ra chứng loạn thần gồm các lời nói/hành vi/nghi thức mang tính "khuôn mẫu" và rối loạn tâm thần do methamphetamin,[127] nhưng levomethamphetamin có tác dụng tâm động học (psychodynamic) ngắn hơn.[128]

Dopamin[sửa | sửa mã nguồn]

Ở một số vùng não nhất định, tương tự amphetamin, methamphetamin làm tăng nồng độ dopamin trong khe synap.[120] Methamphetamin có thể xâm nhập vào tế bào thần kinh trước synap thông qua chất vận chuyển dopamin (DAT) hoặc bằng cách khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào thần kinh.[120] Methamphetamin ức chế tái hấp thu cạnh tranh ở chất vận chuyển dopamin.[120] Khi đi vào tế bào thần kinh trước synap, methamphetamin sẽ kích hoạt TAAR1 thông qua tín hiệu protein kinase A (PKA) và protein kinase C (PKC), gây ra quá trình phosphoryl hóa DAT.[120] Quá trình phosphoryl hóa nhờ PKC và PKA này dẫn đến nhập bào DAT (ức chế tái hấp thu không cạnh tranh), nhưng riêng sự phosphoryl hóa nhờ PKC gây ra sự vận chuyển ngược dopamin (tức là dopamin chui ra ngoài tế bào).[120][129][130] Methamphetamin làm tăng nồng độ calci nội bào. Tác dụng này có liên quan đến quá trình phosphoryl hóa DAT thông qua con đường Ca2+/calmodulin-dependent protein kinase (CAMK), làm thất thoát dopamin ra ngoài.[121][131][132] TAAR1 đã được chứng minh là làm giảm tốc độ phát xung động của neuron thông qua kích hoạt trực tiếp kênh kali điều chỉnh bên trong bắt cặp với protein G, gọi tắt là kênh GIRK (G protein-coupled inwardly-rectifying potassium channels).[133][134][135] Kích hoạt TAAR1 bằng methamphetamin trong tế bào thần kinh đệm hình sao có thể làm làm giảm sự biểu hiện và chức năng màng của EAAT2, một loại chất vận chuyển glutamat.[56]

Amphetamin cũng là chất nền cho chất vận chuyển monoamin dạng túi synap, VMAT2.[136][137] Sau khi hấp thu methamphetamin tại VMAT2, methamphetamin làm vỡ các túi synap ở khe synap, giải phóng các phân tử dopamin từ các túi synap vào tế bào nhờ dòng chảy dopamin qua VMAT2.[136][137] Sau đó, các phân tử dopamin trong tế bào được giải phóng từ tế bào thần kinh trước synap vào khe synap thông qua sự vận chuyển thông qua chất vận chuyển dopamin (DAT) theo chiều ngược lại.[120][136][137]

Noradrenalin (norepinephrin)[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên biểu hiện mRNA của TAAR1 trong neuron, methamphetamin hay amphetamin đều được cho là có tác động đến noradrenalin tương tự như dopamin.[120][129][136] Nói cách khác, giống như amphetamin, methamphetamin gây ra thất thoát noradrenalin nhờ TAAR1 và ức chế tái hấp thu không cạnh tranh tại chất vận chuyển noradrenalin được được phosphoryl hóa (phosphorylated norepinephrine transporter, phosphorylated NET), ức chế tái hấp thu cạnh tranh tại chất vận chuyển noradrenalin (norepinephrine transporter, NET) và giải phóng noradrenalin từ chất vận chuyển monoamin dạng túi synap VMAT2.[120][136]

Serotonin[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tự amphetamin, methamphetamin có tác dụng tương tự trên serotonin như trên dopamin và noradrenalin (nhưng ít rõ rệt hơn).[120][138] Methamphetamin ảnh hưởng đến serotonin thông qua chất vận chuyển monoamin dạng túi synap VMAT2. Giống cơ chế của noradrenalin, amphetamin hay methaphetamin làm thất thoát serotonin nhờ TAAR1 và ức chế tái hấp thu không cạnh tranh tại chất vận chuyển serotonin được được phosphoryl hóa (phosphorylated serotonin transporter, phosphorylated SERT).[120][136] Giống như dopamin, amphetamin hay methaphetamin có ái lực thấp với thụ thể 5-HT1A của người.[139][140]

Dược động học[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh khả dụng của methamphetamin là 67% qua đường uống, 79% qua đường xịt mũi, 67 đến 90% qua đường hô hấp (hút thuốc) và 100% qua đường tiêm tĩnh mạch.[7][8] Sau khi uống, methamphetamin được hấp thu tốt vào máu, với nồng độ methamphetamin đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 3,13–6,3 giờ sau khi uống.[141] Methamphetamin cũng được hấp thu tốt sau khi hít phải và sau khi tiêm qua đường mũi.[8] Do methamphetamin có tính ưa mỡ cao nên nó có thể dễ dàng di chuyển qua hàng rào máu não nhanh hơn các chất kích thích khác, nơi nó có khả năng chống phân hủy bởi monoamin oxidase cao hơn.[8][141] Chất chuyển hóa amphetamin đạt cực đại ở 10–24 giờ.[8] Methamphetamin được đào thải qua thận, tốc độ bài tiết vào nước tiểu bị ảnh hưởng nhiều bởi pH nước tiểu.[26][141] Khi dùng đường uống, 30–54% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng methamphetamin và 10–23% dưới dạng amphetamin.[141] Sau liều IV, khoảng 45% được bài tiết dưới dạng methamphetamin và 7% dưới dạng amphetamin.[141] Thời gian bán hủy thải trừ của methamphetamin thay đổi trong khoảng 5–30 giờ, nhưng trung bình là 9 đến 12 giờ trong hầu hết các nghiên cứu.[7][8] Thời gian bán thải của methamphetamin không thay đổi tùy theo đường dùng nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các cá nhân.[7]

Cho đến hiện tại, CYP2D6, dopamin β-hydroxylase (DBH), monooxygenase chứa flavin 3 (flavin-containing monooxygenase 3, FMO3), butyrate-CoA ligase (XM-ligase), và glycine N-acyltransferase (GLYAT) là các enzym được biết đến có tham gia chuyển hóa methamphetamin hoặc các chất trung gian ở người.[cụm nguồn 4] Các chất chuyển hóa chính là amphetamin và 4-hydroxymethamphetamin;[141] các chất chuyển hóa nhỏ khác bao gồm: 4-hydroxyamphetamin,4-hydroxynorephedrine, 4-hydroxyphenylacetone, acid benzoic, acid hippuric, noradrenalinphenylacetone, vốn là các chất chuyển hóa của amphetamin.[141] Trong số các chất chuyển hóa này, các chất có hoạt tính kích thích giao cảm là amphetamin, 4‑hydroxyamphetamin,[148] 4‑hydroxynorephedrine,[149] 4-hydroxymethamphetamin,[141] và norephedrine.[150] Methamphetamin là chất ức chế CYP2D6.[119]

Các con đường chuyển hóa chính liên quan đến quá trình para-hydroxyl hóa nhân thơm, alpha- và betahydroxyl hóa hợp chất không vòng, N-oxy hóa, N-dealkyl hóa, và khử amin.[151] Các con đường trao đổi chất, các chất trung gian chuyển hóa đã được phát hiện và các enzym chuyển hóa ở người được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Con đường chuyển hóa của methamphetamin ở người[cụm nguồn 4]
The image above contains clickable links
The image above contains clickable links
Các chất chuyển hóa chính của methamphetamin là amphetamin và 4-hydroxymethamphetamin.[141] Hệ vi khuẩn chí ở người, đặc biệt là Lactobacillus, Enterococcus, và Clostridium, có tham gia vào chuyển hóa methamphetamin qua một enzyme tham gia phản ứng của N-demethylat methamphetamin và 4-hydroxymethamphetamin, lần lượt tạo thành amphetamin và 4-hydroxyamphetamin.[152][153] 

Phát hiện trong dịch cơ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Methamphetamin và amphetamin thường được đo trong nước tiểu hoặc máu, là một phần của quy trình xét nghiệm ma túy trong thể thao, việc làm, chẩn đoán ngộ độc và pháp y.[154][155][156][157] Kỹ thuật chiral (để xác định các enatiomer của methamphetamin) có thể được sử dụng để giúp phân biệt nguồn gốc của thuốc, nhằm xác định liệu nó được mua bất hợp pháp hay hợp pháp thông qua đơn thuốc hoặc tiền thuốc.[158] Phân tách chiral giúp đánh giá xem người được thực hiện xét nghiệm có sử dụng levomethamphetamin hay không, vì đây là một thành phần hoạt chất trong một số thuốc thông mũi không kê đơn có làm kết quả xét nghiệm dương tính.[158][159][160] Bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống có thể "che giấu" sự có mặt của methamphetamin và các loại thuốc khác trong nước tiểu.[161]

Hoá học[sửa | sửa mã nguồn]

Methamphetamine hydrochloride
Các mảnh methamphetamin hydrochloride tinh khiết, còn được gọi là ma tuý đá.

Methamphetamin là một hợp chất chiral có hai chất đối quang (enantiomer) là dextromethamphetamin và levomethamphetamin. Ở nhiệt độ phòng, methamphetamin ở dạng base tự do, là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi đặc trưng của lá phong lữ. Chất tan trong diethyl etherethanol cũng như có thể trộn lẫn với chloroform.

Ngược lại, muối methamphetamin hydrochloride không mùi, có vị đắng. Điểm nóng chảy từ 170 và 175 °C (338 và 347 °F) và ở nhiệt độ phòng, xuất hiện dưới dạng tinh thể màu trắng hoặc bột tinh thể màu trắng. Muối hydrochloride cũng hòa tan tự do trong ethanol và nước. Cấu trúc tinh thể của một trong hai đồng phân đối quang là đơn tà với nhóm không gian (space group) là P21; tại 90 K (−183,2 °C; −297,7 °F), methamphetamin có tham số mạng (lattice constant) a = 7,10 Å, b = 7,29 Å, c = 10,81 Å và β = 97,29°.[162]

Giáng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu năm 2011 về việc tiêu hủy methamphetamin bằng thuốc tẩy cho thấy hiệu quả của quá trình tiêu hủy có mối tương quan với thời gian và nồng độ tiếp xúc.[163] Một nghiên cứu kéo dài một năm (cũng từ năm 2011) cho thấy methamphetamin trong đất là chất gây ô nhiễm dai dẳng.[164] Trong một nghiên cứu năm 2013 về các lò phản ứng sinh học trong nước thải, người ta phát hiện ra rằng methamphetamin bị phân hủy phần lớn trong vòng 30 ngày tiếp xúc với ánh sáng.[165]

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗn hợp racemic của methamphetamin có thể được điều chế bắt đầu từ phenylacetone bằng phản ứng Leuckart[166] hoặc phương pháp khử amin hóa.[167] Trong phản ứng Leuckart, một chất tương đương của phenylacetone được phản ứng với hai chất tương đương của N-methylformamide để tạo ra formyl amide của methamphetamin và sản phẩm phụ là carbon dioxide và methylamin.[167] Trong phản ứng này, một cation iminium được hình thành như một chất trung gian, chất này tiếp tục được khử bằng N-methylformamide.[167] Sau đó, formyl amide trung gian được thủy phân trong môi trường dung dịch có tính acid để tạo ra methamphetamin là sản phẩm cuối cùng.[167] Ngoài ra, phenylacetone có thể phản ứng với methylamin trong điều kiện khử để tạo ra methamphetamin.[167]

Tổng hợp methamphetamin
Sơ đồ tổng hợp methamphetamin thông qua khử amin hóa
Phương pháp tổng hợp methamphetamin thông qua khử amin hóa
Sơ đồ tổng hợp methamphetamin thông qua phản ứng Leuckart
Phương pháp tổng hợp methamphetamin thông qua phản ứng Leuckart

Lịch sử, xã hội và văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Amphetamin, được phát hiện trước methamphetamin, được nhà hóa học người Romania Lazăr Edeleanu tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887 tại Đức. Ông đặt tên cho nó là phenylisopropylamin.[168][169] Ngay sau đó, năm 1893, nhà hóa học người Nhật Nagai Nagayoshi tổng hợp methamphetamin từ ephedrine.[170] Ba thập kỷ sau, vào năm 1919, methamphetamin hydrochloride được dược sĩ Akira Ogata tổng hợp thông qua phản ứng khử ephedrine bằng phosphor đỏ và iod.[171]

Kể từ năm 1938, methamphetamin được tiếp thị trên quy mô lớn ở Đức dưới dạng thuốc không kê đơn dưới tên thương hiệu Pervitin, được sản xuất bởi công ty dược phẩm Temmler có trụ sở tại Berlin.[172][173] Hợp chất này được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang Đức Quốc Xã, vì tác dụng kích thích và gây ra sự cảnh giác cao độ kéo dài.[174][175] Pervitin được quân đội Đức gọi một cách thông tục là "Viên nén Stuka" (Stuka-Tabletten) và "Viên Herman-Göring" (Hermann-Göring-Pillen), như một sự ám chỉ đầy ác ý đến chứng nghiện ma túy được biết đến rộng rãi của Göring. Tuy nhiên, các tác dụng phụ (đặc biệt là các triệu chứng cai) nghiêm trọng đến mức quân đội phải cắt giảm mạnh việc sử dụng chất vào năm 1940.[176] Đến năm 1941, việc sử dụng bị hạn chế theo đơn thuốc của bác sĩ và quân đội, kiểm soát chặt chẽ khâu phân phối chất. Các binh sĩ sẽ chỉ nhận được một vài viên mỗi lần và không được khuyến khích sử dụng chúng trong chiến đấu. Nhà sử học Łukasz Kamieński nói:[176]

A soldier going to battle on Pervitin usually found himself unable to perform effectively for the next day or two. Suffering from a drug hangover and looking more like a zombie than a great warrior, he had to recover from the side effects.
Tạm dịch: Một người lính ra trận có sử dụng Pervitin thường cảm thấy không thể hoạt động linh hoạt trong một hoặc hai ngày tới. [Trông anh ta như] bị say rượu và tựa như thây ma hơn là một chiến binh vĩ đại, anh phải hồi phục do tác dụng phụ [của thuốc].

Nhiều binh sĩ trở nên bạo lực, gây ra tội ác chiến tranh với dân thường; những người khác tấn công các sĩ quan của chính họ.[176]

Vào thập niên 1950, Obetrol được cấp bằng sáng chế bởi Obetrol Pharmaceuticals, chỉ định để điều trị béo phì. Đây là một trong những thương hiệu đầu tiên về sản phẩm dược phẩm chứa methamphetamin.[177] Do tác dụng tâm lý và kích thích của methamphetamin, Obetrol đã trở thành loại thuốc giảm cân phổ biến ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960.[177] Cuối cùng, khi đặc tính gây nghiện của loại ma túy này được biết đến, các chính phủ bắt đầu quản lý chặt chẽ việc sản xuất và phân phối methamphetamin.[169] Thật vậy, vào đầu thập niên 1970 ở Hoa Kỳ, methamphetamin đã trở thành chất được kiểm soát theo Danh mục II theo Đạo luật Kiểm soát Chất.[178] Hiện nay, methamphetamin được bán dưới tên thương mại Desoxyn, do công ty dược phẩm Đan Mạch Lundbeck đăng ký thương hiệu.[179] Tính đến tháng 1 năm 2013, nhãn hiệu Desoxyn đã được bán cho công ty dược phẩm Recordati của Ý.[180]

Buôn lậu[sửa | sửa mã nguồn]

Tam giác vàng (Đông Nam Á), cụ thể là Bang Shan, Myanmar, là nơi sản xuất methamphetamin hàng đầu thế giới.[181] Hoạt động sản xuất methamphetamin tạo ra các viên Ya ba (thuốc điên)[182] và methamphetamin dạng tinh thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và khắp Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.[183]

Liên quan đến việc tăng tốc sản xuất ma túy tổng hợp trong khu vực, tổ chức Sam Gor của Trung Quốc ở Quảng Đông, còn được gọi là The Company, được hiểu là tổ chức tội phạm quốc tế chính chịu trách nhiệm về sự thay đổi này.[184] Tổ chức được tạo thành từ các thành viên của năm bộ ba khác nhau. Sam Gor chủ yếu tham gia buôn bán ma túy, kiếm được ít nhất 8 tỷ USD mỗi năm.[185] Sam Gor bị cáo buộc kiểm soát 40% thị trường methamphetamin châu Á - Thái Bình Dương, chưa bao gồm buôn bán heroinketamin. Tổ chức đang hoạt động ở nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Sam Gor trước đây sản xuất meth ở miền Nam Trung Quốc và hiện được cho là sản xuất chủ yếu ở Tam giác vàng, cụ thể là bang Shan, Myanmar, nguyên nhân gây ra phần lớn sự gia tăng lớn của meth tinh thể vào khoảng năm 2019.[186]. Nhóm này được hiểu là do Tse Chi Lop, một trùm xã hội đen sinh ra ở Quảng Châu, Trung Quốc, cầm đầu.

Sam Gor bị cáo buộc kiểm soát 40% thị trường methamphetamin ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời buôn bán heroinketamin. Tổ chức này hoạt động ở nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Sam Gor trước đây sản xuất meth ở miền Nam Trung Quốc và hiện được cho là sản xuất chủ yếu ở Tam giác vàng, cụ thể là Bang Shan, Myanmar, nguyên nhân gây ra phần lớn sự gia tăng lớn của meth tinh thể vào khoảng năm 2019.[186] Người đứng đầu băng nhóm này là Tse Chi Lop, một tay xã hội đen sinh ra ở Quảng Châu, Trung Quốc và cũng mang hộ chiếu Canada,[187][188] bị bắt vào ngày 22 tháng 11 năm 2021.[189]

Tình trạng pháp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sản xuất, phân phối, bán và sở hữu methamphetamin bị hạn chế hoặc bất hợp pháp ở hầu như mọi khu vực pháp lý.[190][191] Methamphetamin được xếp vào lịch trình II của hiệp ước Công ước Liên hợp quốc về các chất ma túy.[191]

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên nghiên cứu trên động vật, calcitriol, chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D, có thể có chức năng bảo vệ đáng kể, chống tác dụng làm suy giảm DA- và 5-HT của liều methamphetamin gây độc thần kinh.[192]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Một số tên khác: methamphetamine, N-methylamphetamine, desoxyephedrine, Syndrox, Methedrine, và Desoxyn.[13][14][15] Một số tên lóng của methamphetamin trong tiếng Anh là: speed, meth, crank và dạng hydrochloride là crystal, crystal meth, glass, shards, và ice.[16] Tại New Zealand, methamphetamin có từ lóng là P.[17]
  2. ^ Chất đối quang (enantiomer) là phân tử có cấu trúc trông như hình ảnh phản chiếu qua gương của phân tử kia. Khi xoay cấu trúc phân tử, các nhóm chức gắn vào carbon bất đối không thể trùng nhau được.[19]
    Levomethamphetamin còn có tên là L-methamphetamine, (R)-methamphetamine, hoặc là levmetamfetamine (theo Danh pháp INN). Dextromethamphetamin có tên khác là D-methamphetamine, (S)-methamphetamine, hoặc metamfetamine (INN).[13][20]
  3. ^ Thành phần hoạt chất trong một số thuốc hít không kê đơn ở Hoa Kỳ là levmetamfetamine. Đây là danh pháp INNdanh pháp theo quy định của Hoa Kỳ của levomethamphetamin.[21][22]
  4. ^ Một số tên khác: methamphetamine, N-methylamphetamine, desoxyephedrine, Syndrox, Methedrine, và Desoxyn.[13][14][15] Một số tên lóng của methamphetamin trong tiếng Anh là: speed, meth, crank và dạng hydrochloride là crystal, crystal meth, glass, shards, và ice.[16] Tại New Zealand, methamphetamin có từ lóng là P.[17]
  5. ^ Yếu tố phiên mã là các protein làm tăng hoặc giảm biểu hiện gen cụ thể.[72]
  6. ^ Thuật ngữ này lấy từ nguồn:[73]
  7. ^ Nói một cách đơn giản, mối quan hệ cần và đủ này có nghĩa là sự biểu hiện quá mức của ΔFosB trong nhân cạo và sự thích nghi về góc độ hành vi và góc độ thần kinh liên quan đến nghiện luôn xảy ra cùng nhau và không bao giờ xảy ra đơn lẻ.
  8. ^ Tăng cường hành vi (Reinforcement) xảy ra khi một hành vi ngày càng lặp lại nhiều hơn vì hành vi đó thường xuyên mang lại một kết quả nhất định nào đó/để đạt được mục đích nào đó. Kết quả nhất định này còn được gọi là yếu tố khích lệ (reinforcers).[107]

Ghi chú màu[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^
      Yếu tố phiên mã (màu mận chín)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ [74][69][75][76][77]
  2. ^ [69][79][80][81]
  3. ^ [8][26][34][44][112][113][114]
  4. ^ a b [3][4][5][6][141][142][143][144][145][146][147]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “methamphetamine”. Methamphetamine. Lexico. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Anvisa (ngày 24 tháng 7 năm 2023). “RDC Nº 804 - Listas de Substâncias Entorpecentes, Psicotrópicas, Precursoras e Outras sob Controle Especial” [Collegiate Board Resolution No. 804 - Lists of Narcotic, Psychotropic, Precursor, and Other Substances under Special Control] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Diário Oficial da União (xuất bản ngày 25 tháng 7 năm 2023). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ a b Sellers EM, Tyndale RF (2000). “Mimicking gene defects to treat drug dependence”. Ann. N. Y. Acad. Sci. 909 (1): 233–246. Bibcode:2000NYASA.909..233S. doi:10.1111/j.1749-6632.2000.tb06685.x. PMID 10911933. S2CID 27787938. Methamphetamine, a central nervous system stimulant drug, is p-hydroxylated by CYP2D6 to less active p-OH-methamphetamine.
  4. ^ a b “Adderall XR Prescribing Information” (PDF). United States Food and Drug Administration. Shire US Inc. tháng 12 năm 2013. tr. 12–13. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ a b Krueger SK, Williams DE (tháng 6 năm 2005). “Mammalian flavin-containing monooxygenases: structure/function, genetic polymorphisms and role in drug metabolism”. Pharmacol. Ther. 106 (3): 357–387. doi:10.1016/j.pharmthera.2005.01.001. PMC 1828602. PMID 15922018.
    Table 5: N-containing drugs and xenobiotics oxygenated by FMO Lưu trữ 2018-09-16 tại Wayback Machine
  6. ^ a b Cashman JR, Xiong YN, Xu L, Janowsky A (tháng 3 năm 1999). “N-oxygenation of amphetamine and methamphetamine by the human flavin-containing monooxygenase (form 3): role in bioactivation and detoxication”. J. Pharmacol. Exp. Ther. 288 (3): 1251–1260. PMID 10027866.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l Cruickshank CC, Dyer KR (tháng 7 năm 2009). “A review of the clinical pharmacology of methamphetamine”. Addiction. 104 (7): 1085–99. doi:10.1111/j.1360-0443.2009.02564.x. PMID 19426289.
  8. ^ a b c d e f g h i j k Schep LJ, Slaughter RJ, Beasley DM (tháng 8 năm 2010). “The clinical toxicology of metamfetamine”. Clinical Toxicology. 48 (7): 675–694. doi:10.3109/15563650.2010.516752. ISSN 1556-3650. PMID 20849327.
  9. ^ a b c Courtney KE, Ray LA (tháng 10 năm 2014). “Methamphetamine: an update on epidemiology, pharmacology, clinical phenomenology, and treatment literature”. Drug Alcohol Depend. 143: 11–21. doi:10.1016/j.drugalcdep.2014.08.003. PMC 4164186. PMID 25176528.
  10. ^ a b c Rau T, Ziemniak J, Poulsen D (2015). “The neuroprotective potential of low-dose methamphetamine in preclinical models of stroke and traumatic brain injury”. Prog. Neuropsychopharmacol. Biol. Psychiatry. 64: 231–6. doi:10.1016/j.pnpbp.2015.02.013. PMID 25724762. In humans, the oral bioavailability of methamphetamine is approximately 70% but increases to 100% following intravenous (IV) delivery (Ares-Santos et al., 2013).
  11. ^ “Toxicity”. Methamphetamine. PubChem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  12. ^ a b “Chemical and Physical Properties”. Methamphetamine. PubChem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  13. ^ a b c “Methamphetamine”. Drug profiles. European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction (EMCDDA). 8 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập 27 tháng 11 năm 2018. The term metamfetamine (the International Non-Proprietary Name: INN) strictly relates to the specific enantiomer (S)-N,α-dimethylbenzeneethanamine.
  14. ^ a b “Identification”. Methamphetamine. DrugBank. University of Alberta. 8 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập 1 tháng 1 năm 2014.
  15. ^ a b “Methedrine (methamphetamine hydrochloride): Uses, Symptoms, Signs and Addiction Treatment”. Addictionlibrary.org. Lưu trữ bản gốc 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 16 tháng 1 năm 2016.
  16. ^ a b “Meth Slang Names”. MethhelpOnline. Lưu trữ bản gốc 7 tháng 12 năm 2013. Truy cập 1 tháng 1 năm 2014.
  17. ^ a b “Methamphetamine and the law”. Lưu trữ bản gốc 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập 30 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ Yu S, Zhu L, Shen Q, Bai X, Di X (tháng 3 năm 2015). “Recent advances in methamphetamine neurotoxicity mechanisms and its molecular pathophysiology”. Behav. Neurol. 2015: 103969. doi:10.1155/2015/103969. PMC 4377385. PMID 25861156. In 1971, METH was restricted by US law, although oral METH (Ovation Pharmaceuticals) continues to be used today in the USA as a second-line treatment for a number of medical conditions, including attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) and refractory obesity [3].
  19. ^ “Enantiomer”. IUPAC Compendium of Chemical Terminology. IUPAC Goldbook. International Union of Pure and Applied Chemistry. 2009. doi:10.1351/goldbook.E02069. ISBN 9780967855097. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập 14 tháng 3 năm 2014. One of a pair of molecular entities which are mirror images of each other and non-superposable.
  20. ^ “Levomethamphetamine”. Pubchem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập 27 tháng 11 năm 2018.
  21. ^ “Part 341 – cold, cough, allergy, bronchodilator, and antiasthmatic drug products for over-the-counter human use”. Code of Federal Regulations Title 21: Subchapter D – Drugs for human use. United States Food and Drug Administration. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc 25 tháng 12 năm 2019. Truy cập 7 tháng 3 năm 2016. Topical nasal decongestants --(i) For products containing levmetamfetamine identified in 341.20(b)(1) when used in an inhalant dosage form. The product delivers in every 800 milliliters of air 0.04 to 0.150 milligrams of levmetamfetamine.
  22. ^ “Identification”. Levomethamphetamine. Pubchem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập 25 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ “Meth's aphrodisiac effect adds to drug's allure - Health - Addictions | NBC News”. web.archive.org. 12 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  24. ^ a b c Yu S, Zhu L, Shen Q, Bai X, Di X (2015). “Recent advances in methamphetamine neurotoxicity mechanisms and its molecular pathophysiology”. Behav Neurol. 2015: 1–11. doi:10.1155/2015/103969. PMC 4377385. PMID 25861156.
  25. ^ a b c d e f g Krasnova IN, Cadet JL (tháng 5 năm 2009). “Methamphetamine toxicity and messengers of death”. Brain Res. Rev. 60 (2): 379–407. doi:10.1016/j.brainresrev.2009.03.002. PMC 2731235. PMID 19328213. Neuroimaging studies have revealed that METH can indeed cause neurodegenerative changes in the brains of human addicts (Aron and Paulus, 2007; Chang et al., 2007). These abnormalities include persistent decreases in the levels of dopamine transporters (DAT) in the orbitofrontal cortex, dorsolateral prefrontal cortex, and the caudate-putamen (McCann et al., 1998, 2008; Sekine et al., 2003; Volkow et al., 2001a, 2001c). The density of serotonin transporters (5-HTT) is also decreased in the midbrain, caudate, putamen, hypothalamus, thalamus, the orbitofrontal, temporal, and cingulate cortices of METH-dependent individuals (Sekine et al., 2006) ...
    Neuropsychological studies have detected deficits in attention, working memory, and decision-making in chronic METH addicts ...
    There is compelling evidence that the negative neuropsychiatric consequences of METH abuse are due, at least in part, to drug-induced neuropathological changes in the brains of these METH-exposed individuals ...
    Structural magnetic resonance imaging (MRI) studies in METH addicts have revealed substantial morphological changes in their brains. These include loss of gray matter in the cingulate, limbic and paralimbic cortices, significant shrinkage of hippocampi, and hypertrophy of white matter (Thompson et al., 2004). In addition, the brains of METH abusers show evidence of hyperintensities in white matter (Bae et al., 2006; Ernst et al., 2000), decreases in the neuronal marker, N-acetylaspartate (Ernst et al., 2000; Sung et al., 2007), reductions in a marker of metabolic integrity, creatine (Sekine et al., 2002) and increases in a marker of glial activation, myoinositol (Chang et al., 2002; Ernst et al., 2000; Sung et al., 2007; Yen et al., 1994). Elevated choline levels, which are indicative of increased cellular membrane synthesis and turnover are also evident in the frontal gray matter of METH abusers (Ernst et al., 2000; Salo et al., 2007; Taylor et al., 2007).
  26. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u “Desoxyn Prescribing Information” (PDF). United States Food and Drug Administration. tháng 12 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
  27. ^ a b Hart CL, Marvin CB, Silver R, Smith EE (tháng 2 năm 2012). “Is cognitive functioning impaired in methamphetamine users? A critical review”. Neuropsychopharmacology. 37 (3): 586–608. doi:10.1038/npp.2011.276. PMC 3260986. PMID 22089317.
  28. ^ Mitler MM, Hajdukovic R, Erman MK (1993). “Treatment of narcolepsy with methamphetamine”. Sleep. 16 (4): 306–317. PMC 2267865. PMID 8341891.
  29. ^ Morgenthaler TI, Kapur VK, Brown T, Swick TJ, Alessi C, Aurora RN, Boehlecke B, Chesson AL Jr, Friedman L, Maganti R, Owens J, Pancer J, Zak R, Standards of Practice Committee of the American Academy of Sleep Medicine (2007). “Practice parameters for the treatment of narcolepsy and other hypersomnias of central origin”. Sleep. 30 (12): 1705–11. doi:10.1093/sleep/30.12.1705. PMC 2276123. PMID 18246980.
  30. ^ “Desoxyn Gradumet Side Effects”. Drugs.com. ngày 19 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  31. ^ a b c d e f San Francisco Meth Zombies (TV documentary). National Geographic Channel. tháng 8 năm 2013. ASIN B00EHAOBAO. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  32. ^ Kiều Trang, Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế Việt Nam. “Các chất ma túy thường dùng trong hoạt động Chemsex”. vaac.gov.vn. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  33. ^ Nelson LS, Lewin NA, Howland MA, Hoffman RS, Goldfrank LR, Flomenbaum NE (2011). Goldfrank's toxicologic emergencies (ấn bản 9). New York: McGraw-Hill Medical. tr. 1080. ISBN 978-0-07-160593-9.
  34. ^ a b c d Westfall DP, Westfall TC (2010). “Miscellaneous Sympathomimetic Agonists”. Trong Brunton LL, Chabner BA, Knollmann BC (biên tập). Goodman & Gilman's Pharmacological Basis of Therapeutics (ấn bản 12). New York: McGraw-Hill. ISBN 978-0-07-162442-8. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2014.
  35. ^ a b “What are the long-term effects of methamphetamine misuse?”. National Institute on Drug Abuse. National Institutes of Health, U.S. Department of Health & Human Services. tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020.
  36. ^ a b Elkins C (ngày 27 tháng 2 năm 2020). “Meth Sores”. DrugRehab.com. Advanced Recovery Systems. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020.
  37. ^ Abuse, National Institute on Drug (20 tháng 1 năm 2022). “Overdose Death Rates”. National Institute on Drug Abuse (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  38. ^ Bluecrest (17 tháng 6 năm 2019). “Meth Overdose Symptoms, Effects & Treatment | BlueCrest”. Bluecrest Recovery Center (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  39. ^ a b Hussain, Fahmida; Frare, Robert W.; Py Berrios, Karen L. (tháng 7 năm 2012). “Drug abuse identification and pain management in dental patients: a case study and literature review”. General Dentistry. 60 (4): 334–345, quiz 346–347. ISSN 0363-6771. PMID 22782046.
  40. ^ “ADA.org: A-Z Topics: Methamphetamine Use (Meth Mouth)”. web.archive.org. 1 tháng 6 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  41. ^ a b Halkitis, Perry N.; Mukherjee, Preetika Pandey; Palamar, Joseph J. (ngày 26 tháng 7 năm 2008). “Longitudinal Modeling of Methamphetamine Use and Sexual Risk Behaviors in Gay and Bisexual Men”. AIDS and Behavior (bằng tiếng Anh). 13 (4): 783–791. doi:10.1007/s10461-008-9432-y. ISSN 1090-7165.
  42. ^ a b Patrick Moore (tháng 6 năm 2005). "We Are Not OK". VillageVoice. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011.
  43. ^ a b “Methamphetamine Use and Health” (PDF). University of New South Wales. 16 tháng 8 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  44. ^ a b O'Connor PG (tháng 2 năm 2012). “Amphetamines”. Merck Manual for Health Care Professionals. Merck. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2012.
  45. ^ Rusyniak, Daniel E. (1 tháng 8 năm 2011). “Neurologic manifestations of chronic methamphetamine abuse”. Neurologic clinics. 29 (3): 641–655. doi:10.1016/j.ncl.2011.05.004. ISSN 0733-8619. PMC 3148451. PMID 21803215.
  46. ^ Darke S, Kaye S, McKetin R, Duflou J (tháng 5 năm 2008). “Major physical and psychological harms of methamphetamine use”. Drug Alcohol Rev. 27 (3): 253–262. doi:10.1080/09595230801923702. PMID 18368606.
  47. ^ Raskin S (ngày 26 tháng 12 năm 2021). “Missouri sword slay suspect smiles for mug shot after allegedly killing beau”. New York Post. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  48. ^ a b Beardsley PM, Hauser KF (2014). “Glial Modulators as Potential Treatments of Psychostimulant Abuse”. Emerging Targets & Therapeutics in the Treatment of Psychostimulant Abuse. Advances in Pharmacology. 69. tr. 1–69. doi:10.1016/B978-0-12-420118-7.00001-9. ISBN 9780124201187. PMC 4103010. PMID 24484974. Glia (including astrocytes, microglia, and oligodendrocytes), which constitute the majority of cells in the brain, have many of the same receptors as neurons, secrete neurotransmitters and neurotrophic and neuroinflammatory factors, control clearance of neurotransmitters from synaptic clefts, and are intimately involved in synaptic plasticity. Despite their prevalence and spectrum of functions, appreciation of their potential general importance has been elusive since their identification in the mid-1800s, and only relatively recently have they been gaining their due respect. This development of appreciation has been nurtured by the growing awareness that drugs of abuse, including the psychostimulants, affect glial activity, and glial activity, in turn, has been found to modulate the effects of the psychostimulants
  49. ^ Loftis JM, Janowsky A (2014). “Neuroimmune basis of methamphetamine toxicity”. Neuroimmune Signaling in Drug Actions and Addictions. Int. Rev. Neurobiol. International Review of Neurobiology. 118. tr. 165–197. doi:10.1016/B978-0-12-801284-0.00007-5. ISBN 9780128012840. PMC 4418472. PMID 25175865. Collectively, these pathological processes contribute to neurotoxicity (e.g., increased BBB permeability, inflammation, neuronal degeneration, cell death) and neuropsychiatric impairments (e.g., cognitive deficits, mood disorders)
  50. ^ a b c d e Kaushal N, Matsumoto RR (tháng 3 năm 2011). “Role of sigma receptors in methamphetamine-induced neurotoxicity”. Curr Neuropharmacol. 9 (1): 54–57. doi:10.2174/157015911795016930. PMC 3137201. PMID 21886562. σ Receptors seem to play an important role in many of the effects of METH. They are present in the organs that mediate the actions of METH (e.g. brain, heart, lungs) [5]. In the brain, METH acts primarily on the dopaminergic system to cause acute locomotor stimulant, subchronic sensitized, and neurotoxic effects. σ Receptors are present on dopaminergic neurons and their activation stimulates dopamine synthesis and release [11–13]. σ-2 Receptors modulate DAT and the release of dopamine via protein kinase C (PKC) and Ca2+-calmodulin systems [14].
    σ-1 Receptor antisense and antagonists have been shown to block the acute locomotor stimulant effects of METH [4]. Repeated administration or self administration of METH has been shown to upregulate σ-1 receptor protein and mRNA in various brain regions including the substantia nigra, frontal cortex, cerebellum, midbrain, and hippocampus [15, 16]. Additionally, σ receptor antagonists ... prevent the development of behavioral sensitization to METH [17, 18]. ...
    σ Receptor agonists have been shown to facilitate dopamine release, through both σ-1 and σ-2 receptors [11–14].
  51. ^ Cruickshank, Christopher C.; Dyer, Kyle R. (tháng 7 năm 2009). “A review of the clinical pharmacology of methamphetamine”. Addiction (bằng tiếng Anh). 104 (7): 1085–1099. doi:10.1111/j.1360-0443.2009.02564.x.
  52. ^ Carvalho, Márcia; Carmo, Helena; Costa, Vera Marisa; Capela, João Paulo; Pontes, Helena; Remião, Fernando; Carvalho, Félix; Bastos, Maria de Lourdes (ngày 1 tháng 8 năm 2012). “Toxicity of amphetamines: an update”. Archives of Toxicology (bằng tiếng Anh). 86 (8): 1167–1231. doi:10.1007/s00204-012-0815-5. ISSN 1432-0738.
  53. ^ a b Yu, Shaobin; Zhu, Ling; Shen, Qiang; Bai, Xue; Di, Xuhui (2015). “Recent Advances in Methamphetamine Neurotoxicity Mechanisms and Its Molecular Pathophysiology”. Behavioural Neurology. 2015: 103969. doi:10.1155/2015/103969. ISSN 0953-4180. PMC 4377385. PMID 25861156.
  54. ^ Cisneros, Irma E.; Ghorpade, Anuja (tháng 10 năm 2014). “Methamphetamine and HIV-1-induced neurotoxicity: Role of trace amine associated receptor 1 cAMP signaling in astrocytes”. Neuropharmacology (bằng tiếng Anh). 85: 499–507. doi:10.1016/j.neuropharm.2014.06.011. ISSN 0028-3908.
  55. ^ Yuan J, Hatzidimitriou G, Suthar P, Mueller M, McCann U, Ricaurte G (tháng 3 năm 2006). “Relationship between temperature, dopaminergic neurotoxicity, and plasma drug concentrations in methamphetamine-treated squirrel monkeys”. The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics. 316 (3): 1210–1218. doi:10.1124/jpet.105.096503. PMID 16293712. S2CID 11909155. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019.
  56. ^ a b c Cisneros IE, Ghorpade A (tháng 10 năm 2014). “Methamphetamine and HIV-1-induced neurotoxicity: role of trace amine associated receptor 1 cAMP signaling in astrocytes”. Neuropharmacology. 85: 499–507. doi:10.1016/j.neuropharm.2014.06.011. PMC 4315503. PMID 24950453. TAAR1 overexpression significantly decreased EAAT-2 levels and glutamate clearance ... METH treatment activated TAAR1 leading to intracellular cAMP in human astrocytes and modulated glutamate clearance abilities. Furthermore, molecular alterations in astrocyte TAAR1 levels correspond to changes in astrocyte EAAT-2 levels and function.
  57. ^ a b c d Rodvelt KR, Miller DK (tháng 9 năm 2010). “Could sigma receptor ligands be a treatment for methamphetamine addiction?”. Curr Drug Abuse Rev. 3 (3): 156–162. doi:10.2174/1874473711003030156. PMID 21054260.
  58. ^ Malenka RC, Nestler EJ, Hyman SE (2009). “Chapter 15: Reinforcement and Addictive Disorders”. Trong Sydor A, Brown RY (biên tập). Molecular Neuropharmacology: A Foundation for Clinical Neuroscience (ấn bản 2). New York: McGraw-Hill Medical. tr. 364–375. ISBN 9780071481274.
  59. ^ Nestler EJ (tháng 12 năm 2013). “Cellular basis of memory for addiction”. Dialogues in Clinical Neuroscience. 15 (4): 431–443. PMC 3898681. PMID 24459410. Mặc cho tầm quan trọng của nhiều yếu tố tâm lý xã hội, nhưng về bản chất, nghiện ma túy bao gồm một quá trình sinh học: khả năng tiếp xúc nhiều lần với một loại thuốc lạm dụng để tạo ra những thay đổi trong não dễ bị tổn thương dẫn tới việc kiếm tìm và uống thuốc mang tính bắt buộc, và mất khả năng kiểm soát việc sử dụng ma túy, điều xác định tình trạng nghiện. ... Một tài liệu lớn đã chứng minh rằng loại cảm ứng ΔFosB như vậy trong các tế bào thần kinh loại D1 [nhân cạp - nucleus accumbens] làm tăng độ nhạy cảm của động vật đối với ma túy cũng như các phần thưởng tự nhiên và thúc đẩy việc tự cho phép sử dụng ma tùy, có lẽ thông qua quá trình củng cố tích cực ... Một mục tiêu ΔFosB khác là cFos: bởi ΔFosB tích lũy khi tiếp xúc với thuốc lặp đi lặp lại, nó ức chế c-Fos và góp phần chuyển đổi phân tử, theo đó ΔFosB được chọn lọc trong trạng thái điều trị ma túy mãn tính.41 ... Hơn nữa, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, mặc dù có nhiều rủi ro di truyền gây nghiện trong dân số, việc tiếp xúc với liều thuốc đủ cao trong thời gian dài có thể biến một người có tải lượng gen tương đối thấp thành con nghiện.
  60. ^ “Glossary of Terms”. Mount Sinai School of Medicine. Department of Neuroscience. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2015.
  61. ^ Volkow ND, Koob GF, McLellan AT (tháng 1 năm 2016). “Neurobiologic Advances from the Brain Disease Model of Addiction”. New England Journal of Medicine. 374 (4): 363–371. doi:10.1056/NEJMra1511480. PMC 6135257. PMID 26816013. Rối loạn sử dụng chất: Thuật ngữ chẩn đoán trong phiên bản thứ năm của Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5) đề cập đến việc sử dụng rượu hoặc các loại thuốc khác gây suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng và chức năng, như các vấn đề về sức khỏe, khuyết tật, và không đáp ứng các trách nhiệm chính tại nơi làm việc, trường học hoặc nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, rối loạn này được phân loại là nhẹ, trung bình hoặc nặng.
    Nghiện: Một thuật ngữ được sử dụng để chỉ giai đoạn rối loạn sử dụng chất nghiêm trọng và mãn tính nhất, trong đó có sự mất tự chủ đáng kể, được chỉ định bằng cách uống thuốc bắt buộc mặc dù muốn ngừng dùng thuốc. Trong DSM-5, thuật ngữ 'nghiện' đồng nghĩa với việc phân loại rối loạn sử dụng chất nghiêm trọng.
  62. ^ a b c Renthal W, Nestler EJ (tháng 9 năm 2009). “Chromatin regulation in drug addiction and depression”. Dialogues in Clinical Neuroscience. 11 (3): 257–268. PMC 2834246. PMID 19877494. [Psychostimulants] increase cAMP levels in striatum, which activates protein kinase A (PKA) and leads to phosphorylation of its targets. This includes the cAMP response element binding protein (CREB), the phosphorylation of which induces its association with the histone acetyltransferase, CREB binding protein (CBP) to acetylate histones and facilitate gene activation. This is known to occur on many genes including fosB and c-fos in response to psychostimulant exposure. ΔFosB is also upregulated by chronic psychostimulant treatments, and is known to activate certain genes (eg, cdk5) and repress others (eg, c-fos) where it recruits HDAC1 as a corepressor. ... Chronic exposure to psychostimulants increases glutamatergic [signaling] from the prefrontal cortex to the NAc. Glutamatergic signaling elevates Ca2+ levels in NAc postsynaptic elements where it activates CaMK (calcium/calmodulin protein kinases) signaling, which, in addition to phosphorylating CREB, also phosphorylates HDAC5.
    Figure 2: Psychostimulant-induced signaling events
  63. ^ Broussard JI (tháng 1 năm 2012). “Co-transmission of dopamine and glutamate”. The Journal of General Physiology. 139 (1): 93–96. doi:10.1085/jgp.201110659. PMC 3250102. PMID 22200950. Coincident and convergent input often induces plasticity on a postsynaptic neuron. The NAc integrates processed information about the environment from basolateral amygdala, hippocampus, and prefrontal cortex (PFC), as well as projections from midbrain dopamine neurons. Previous studies have demonstrated how dopamine modulates this integrative process. For example, high frequency stimulation potentiates hippocampal inputs to the NAc while simultaneously depressing PFC synapses (Goto and Grace, 2005). The converse was also shown to be true; stimulation at PFC potentiates PFC–NAc synapses but depresses hippocampal–NAc synapses. In light of the new functional evidence of midbrain dopamine/glutamate co-transmission (references above), new experiments of NAc function will have to test whether midbrain glutamatergic inputs bias or filter either limbic or cortical inputs to guide goal-directed behavior.
  64. ^ Kanehisa Laboratories (10 tháng 10 năm 2014). “Amphetamine – Homo sapiens (human)”. KEGG Pathway. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2014. Most addictive drugs increase extracellular concentrations of dopamine (DA) in nucleus accumbens (NAc) and medial prefrontal cortex (mPFC), projection areas of mesocorticolimbic DA neurons and key components of the "brain reward circuit". Amphetamine achieves this elevation in extracellular levels of DA by promoting efflux from synaptic terminals. ... Chronic exposure to amphetamine induces a unique transcription factor delta FosB, which plays an essential role in long-term adaptive changes in the brain.
  65. ^ Cadet JL, Brannock C, Jayanthi S, Krasnova IN (2015). “Transcriptional and epigenetic substrates of methamphetamine addiction and withdrawal: evidence from a long-access self-administration model in the rat”. Molecular Neurobiology. 51 (2): 696–717 (Figure 1). doi:10.1007/s12035-014-8776-8. PMC 4359351. PMID 24939695.
  66. ^ a b c Robison AJ, Nestler EJ (tháng 11 năm 2011). “Transcriptional and epigenetic mechanisms of addiction”. Nature Reviews Neuroscience. 12 (11): 623–637. doi:10.1038/nrn3111. PMC 3272277. PMID 21989194. ΔFosB serves as one of the master control proteins governing this structural plasticity. ... ΔFosB also represses G9a expression, leading to reduced repressive histone methylation at the cdk5 gene. The net result is gene activation and increased CDK5 expression. ... In contrast, ΔFosB binds to the c-fos gene and recruits several co-repressors, including HDAC1 (histone deacetylase 1) and SIRT 1 (sirtuin 1). ... The net result is c-fos gene repression.
    Figure 4: Epigenetic basis of drug regulation of gene expression
  67. ^ a b c Nestler EJ (tháng 12 năm 2012). “Transcriptional mechanisms of drug addiction”. Clinical Psychopharmacology and Neuroscience. 10 (3): 136–143. doi:10.9758/cpn.2012.10.3.136. PMC 3569166. PMID 23430970. The 35-37 kD ΔFosB isoforms accumulate with chronic drug exposure due to their extraordinarily long half-lives. ... As a result of its stability, the ΔFosB protein persists in neurons for at least several weeks after cessation of drug exposure. ... ΔFosB overexpression in nucleus accumbens induces NFκB ... In contrast, the ability of ΔFosB to repress the c-Fos gene occurs in concert with the recruitment of a histone deacetylase and presumably several other repressive proteins such as a repressive histone methyltransferase
  68. ^ Nestler EJ (tháng 10 năm 2008). “Transcriptional mechanisms of addiction: Role of ΔFosB”. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences. 363 (1507): 3245–3255. doi:10.1098/rstb.2008.0067. PMC 2607320. PMID 18640924. Recent evidence has shown that ΔFosB also represses the c-fos gene that helps create the molecular switch—from the induction of several short-lived Fos family proteins after acute drug exposure to the predominant accumulation of ΔFosB after chronic drug exposure
  69. ^ a b c d e f g h i j Robison AJ, Nestler EJ (tháng 11 năm 2011). “Transcriptional and epigenetic mechanisms of addiction”. Nature Reviews Neuroscience. 12 (11): 623–637. doi:10.1038/nrn3111. PMC 3272277. PMID 21989194. ΔFosB has been linked directly to several addiction-related behaviors ... Importantly, genetic or viral overexpression of ΔJunD, a dominant negative mutant of JunD which antagonizes ΔFosB- and other AP-1-mediated transcriptional activity, in the NAc or OFC blocks these key effects of drug exposure14,22–24. This indicates that ΔFosB is both necessary and sufficient for many of the changes wrought in the brain by chronic drug exposure. ΔFosB is also induced in D1-type NAc MSNs by chronic consumption of several natural rewards, including sucrose, high fat food, sex, wheel running, where it promotes that consumption14,26–30. This implicates ΔFosB in the regulation of natural rewards under normal conditions and perhaps during pathological addictive-like states. ... ΔFosB serves as one of the master control proteins governing this structural plasticity.
  70. ^ Hyman SE, Malenka RC, Nestler EJ (tháng 7 năm 2006). “Neural mechanisms of addiction: the role of reward-related learning and memory” (PDF). Annual Review of Neuroscience. 29: 565–598. doi:10.1146/annurev.neuro.29.051605.113009. PMID 16776597. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  71. ^ Steiner H, Van Waes V (tháng 1 năm 2013). “Addiction-related gene regulation: risks of exposure to cognitive enhancers vs. other psychostimulants”. Progress in Neurobiology. 100: 60–80. doi:10.1016/j.pneurobio.2012.10.001. PMC 3525776. PMID 23085425.
  72. ^ Malenka RC, Nestler EJ, Hyman SE (2009). “Chapter 4: Signal Transduction in the Brain”. Trong Sydor A, Brown RY (biên tập). Molecular Neuropharmacology: A Foundation for Clinical Neuroscience (ấn bản 2). New York, USA: McGraw-Hill Medical. tr. 94. ISBN 9780071481274.
  73. ^ Huyền, Đỗ Thị Thanh; Quyên, Phạm Thị; Vân, Nguyễn Thị Hồng; Huy, Nguyễn Quang (ngày 10 tháng 3 năm 2021). “BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH NHÂN TỐ PHIÊN MÃ NF- κB P65 CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TẾ BÀO VẬT CHỦ E. coli ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG SÀNG LỌC CHẤT ỨC CHẾ UNG THƯ”. Tạp chí Y học Việt Nam. 498 (1). doi:10.51298/vmj.v498i1.54. ISSN 1859-1868.
  74. ^ a b c Ruffle JK (tháng 11 năm 2014). “Molecular neurobiology of addiction: what's all the (Δ)FosB about?”. The American Journal of Drug and Alcohol Abuse. 40 (6): 428–437. doi:10.3109/00952990.2014.933840. PMID 25083822. ΔFosB is an essential transcription factor implicated in the molecular and behavioral pathways of addiction following repeated drug exposure.
  75. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Olsen CM (tháng 12 năm 2011). “Natural rewards, neuroplasticity, and non-drug addictions”. Neuropharmacology. 61 (7): 1109–1122. doi:10.1016/j.neuropharm.2011.03.010. PMC 3139704. PMID 21459101. Similar to environmental enrichment, studies have found that exercise reduces self-administration and relapse to drugs of abuse (Cosgrove et al., 2002; Zlebnik et al., 2010). There is also some evidence that these preclinical findings translate to human populations, as exercise reduces withdrawal symptoms and relapse in abstinent smokers (Daniel et al., 2006; Prochaska et al., 2008), and one drug recovery program has seen success in participants that train for and compete in a marathon as part of the program (Butler, 2005). ... In humans, the role of dopamine signaling in incentive-sensitization processes has recently been highlighted by the observation of a dopamine dysregulation syndrome in some patients taking dopaminergic drugs. This syndrome is characterized by a medication-induced increase in (or compulsive) engagement in non-drug rewards such as gambling, shopping, or sex (Evans et al., 2006; Aiken, 2007; Lader, 2008).
  76. ^ Kanehisa Laboratories (ngày 29 tháng 10 năm 2014). “Alcoholism – Homo sapiens (human)”. KEGG Pathway. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2014.
  77. ^ Kim Y, Teylan MA, Baron M, Sands A, Nairn AC, Greengard P (tháng 2 năm 2009). “Methylphenidate-induced dendritic spine formation and DeltaFosB expression in nucleus accumbens”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 106 (8): 2915–2920. Bibcode:2009PNAS..106.2915K. doi:10.1073/pnas.0813179106. PMC 2650365. PMID 19202072.
  78. ^ a b Nestler EJ (tháng 1 năm 2014). “Epigenetic mechanisms of drug addiction”. Neuropharmacology. 76 Pt B: 259–268. doi:10.1016/j.neuropharm.2013.04.004. PMC 3766384. PMID 23643695.
  79. ^ Biliński P, Wojtyła A, Kapka-Skrzypczak L, Chwedorowicz R, Cyranka M, Studziński T (2012). “Epigenetic regulation in drug addiction”. Annals of Agricultural and Environmental Medicine. 19 (3): 491–496. PMID 23020045.
  80. ^ Kennedy PJ, Feng J, Robison AJ, Maze I, Badimon A, Mouzon E, Chaudhury D, Damez-Werno DM, Haggarty SJ, Han MH, Bassel-Duby R, Olson EN, Nestler EJ (tháng 4 năm 2013). “Class I HDAC inhibition blocks cocaine-induced plasticity by targeted changes in histone methylation”. Nature Neuroscience. 16 (4): 434–440. doi:10.1038/nn.3354. PMC 3609040. PMID 23475113.
  81. ^ Whalley K (tháng 12 năm 2014). “Psychiatric disorders: a feat of epigenetic engineering”. Nature Reviews. Neuroscience. 15 (12): 768–769. doi:10.1038/nrn3869. PMID 25409693. S2CID 11513288.
  82. ^ a b Blum K, Werner T, Carnes S, Carnes P, Bowirrat A, Giordano J, Oscar-Berman M, Gold M (tháng 3 năm 2012). “Sex, drugs, and rock 'n' roll: hypothesizing common mesolimbic activation as a function of reward gene polymorphisms”. Journal of Psychoactive Drugs. 44 (1): 38–55. doi:10.1080/02791072.2012.662112. PMC 4040958. PMID 22641964. It has been found that deltaFosB gene in the NAc is critical for reinforcing effects of sexual reward. Pitchers and colleagues (2010) reported that sexual experience was shown to cause DeltaFosB accumulation in several limbic brain regions including the NAc, medial pre-frontal cortex, VTA, caudate, and putamen, but not the medial preoptic nucleus. ... these findings support a critical role for DeltaFosB expression in the NAc in the reinforcing effects of sexual behavior and sexual experience-induced facilitation of sexual performance. ... both drug addiction and sexual addiction represent pathological forms of neuroplasticity along with the emergence of aberrant behaviors involving a cascade of neurochemical changes mainly in the brain's rewarding circuitry.
  83. ^ Pitchers KK, Vialou V, Nestler EJ, Laviolette SR, Lehman MN, Coolen LM (tháng 2 năm 2013). “Natural and drug rewards act on common neural plasticity mechanisms with ΔFosB as a key mediator”. The Journal of Neuroscience. 33 (8): 3434–3442. doi:10.1523/JNEUROSCI.4881-12.2013. PMC 3865508. PMID 23426671.
  84. ^ Beloate LN, Weems PW, Casey GR, Webb IC, Coolen LM (tháng 2 năm 2016). “Nucleus accumbens NMDA receptor activation regulates amphetamine cross-sensitization and deltaFosB expression following sexual experience in male rats”. Neuropharmacology. 101: 154–164. doi:10.1016/j.neuropharm.2015.09.023. PMID 26391065.
  85. ^ Brecht ML, Herbeck D (tháng 6 năm 2014). “Time to relapse following treatment for methamphetamine use: a long-term perspective on patterns and predictors”. Drug Alcohol Depend. 139: 18–25. doi:10.1016/j.drugalcdep.2014.02.702. PMC 4550209. PMID 24685563.
  86. ^ Brecht ML, Lovinger K, Herbeck DM, Urada D (2013). “Patterns of treatment utilization and methamphetamine use during first 10 years after methamphetamine initiation”. J Subst Abuse Treat. 44 (5): 548–56. doi:10.1016/j.jsat.2012.12.006. PMC 3602162. PMID 23313146.
  87. ^ Nestler EJ (tháng 1 năm 2014). “Epigenetic mechanisms of drug addiction”. Neuropharmacology. 76 Pt B: 259–68. doi:10.1016/j.neuropharm.2013.04.004. PMC 3766384. PMID 23643695.
  88. ^ a b c Godino A, Jayanthi S, Cadet JL (2015). “Epigenetic landscape of amphetamine and methamphetamine addiction in rodents”. Epigenetics. 10 (7): 574–80. doi:10.1080/15592294.2015.1055441. PMC 4622560. PMID 26023847.
  89. ^ Cruz FC, Javier Rubio F, Hope BT (tháng 12 năm 2015). “Using c-fos to study neuronal ensembles in corticostriatal circuitry of addiction”. Brain Res. 1628 (Pt A): 157–73. doi:10.1016/j.brainres.2014.11.005. PMC 4427550. PMID 25446457.
  90. ^ Jayanthi S, McCoy MT, Chen B, Britt JP, Kourrich S, Yau HJ, Ladenheim B, Krasnova IN, Bonci A, Cadet JL (tháng 7 năm 2014). “Methamphetamine downregulates striatal glutamate receptors via diverse epigenetic mechanisms”. Biol. Psychiatry. 76 (1): 47–56. doi:10.1016/j.biopsych.2013.09.034. PMC 3989474. PMID 24239129.
  91. ^ Kenny PJ, Markou A (tháng 5 năm 2004). “The ups and downs of addiction: role of metabotropic glutamate receptors”. Trends Pharmacol. Sci. 25 (5): 265–72. doi:10.1016/j.tips.2004.03.009. PMID 15120493.
  92. ^ Tokunaga I, Ishigami A, Kubo S, Gotohda T, Kitamura O (tháng 8 năm 2008). “The peroxidative DNA damage and apoptosis in methamphetamine-treated rat brain”. The Journal of Medical Investigation. 55 (3–4): 241–245. doi:10.2152/jmi.55.241. PMID 18797138.
  93. ^ Johnson Z, Venters J, Guarraci FA, Zewail-Foote M (tháng 6 năm 2015). “Methamphetamine induces DNA damage in specific regions of the female rat brain”. Clinical and Experimental Pharmacology & Physiology. 42 (6): 570–575. doi:10.1111/1440-1681.12404. PMID 25867833.
  94. ^ Dabin J, Fortuny A, Polo SE (tháng 6 năm 2016). “Epigenome Maintenance in Response to DNA Damage”. Molecular Cell. 62 (5): 712–727. doi:10.1016/j.molcel.2016.04.006. PMC 5476208. PMID 27259203.
  95. ^ a b De Crescenzo F, Ciabattini M, D'Alò GL, De Giorgi R, Del Giovane C, Cassar C, Janiri L, Clark N, Ostacher MJ, Cipriani A (tháng 12 năm 2018). “Comparative efficacy and acceptability of psychosocial interventions for individuals with cocaine and amphetamine addiction: A systematic review and network meta-analysis”. PLOS Medicine. 15 (12): e1002715. doi:10.1371/journal.pmed.1002715. PMC 6306153. PMID 30586362.
  96. ^ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. (n.d.). Tóm tắt chương trình điều trị nghiện (12 bước hồi phục).
  97. ^ Malenka RC, Nestler EJ, Hyman SE, Holtzman DM (2015). “Chapter 16: Reinforcement and Addictive Disorders”. Molecular Neuropharmacology: A Foundation for Clinical Neuroscience (ấn bản 3). New York: McGraw-Hill Medical. ISBN 9780071827706. Pharmacologic treatment for psychostimulant addiction is generally unsatisfactory. As previously discussed, cessation of cocaine use and the use of other psychostimulants in dependent individuals does not produce a physical withdrawal syndrome but may produce dysphoria, anhedonia, and an intense desire to reinitiate drug use.
  98. ^ a b c d Chan B, Freeman M, Kondo K, Ayers C, Montgomery J, Paynter R, Kansagara D (tháng 12 năm 2019). “Pharmacotherapy for methamphetamine/amphetamine use disorder-a systematic review and meta-analysis”. Addiction. 114 (12): 2122–2136. doi:10.1111/add.14755. PMID 31328345.
  99. ^ Stoops WW, Rush CR (tháng 5 năm 2014). “Combination pharmacotherapies for stimulant use disorder: a review of clinical findings and recommendations for future research”. Expert Review of Clinical Pharmacology. 7 (3): 363–374. doi:10.1586/17512433.2014.909283. PMC 4017926. PMID 24716825. Despite concerted efforts to identify a pharmacotherapy for managing stimulant use disorders, no widely effective medications have been approved.
  100. ^ a b c d Grandy DK, Miller GM, Li JX (tháng 2 năm 2016). "TAARgeting Addiction"-The Alamo Bears Witness to Another Revolution: An Overview of the Plenary Symposium of the 2015 Behavior, Biology and Chemistry Conference”. Drug and Alcohol Dependence. 159: 9–16. doi:10.1016/j.drugalcdep.2015.11.014. PMC 4724540. PMID 26644139. When considered together with the rapidly growing literature in the field a compelling case emerges in support of developing TAAR1-selective agonists as medications for preventing relapse to psychostimulant abuse.
  101. ^ a b Jing L, Li JX (tháng 8 năm 2015). “Trace amine-associated receptor 1: A promising target for the treatment of psychostimulant addiction”. European Journal of Pharmacology. 761: 345–352. doi:10.1016/j.ejphar.2015.06.019. PMC 4532615. PMID 26092759. Existing data provided robust preclinical evidence supporting the development of TAAR1 agonists as potential treatment for psychostimulant abuse and addiction.
  102. ^ Pérez-Mañá C, Castells X, Torrens M, Capellà D, Farre M (2013). Pérez-Mañá C (biên tập). “Efficacy of psychostimulant drugs for amphetamine abuse or dependence”. Cochrane Database Syst. Rev. 9 (9): CD009695. doi:10.1002/14651858.CD009695.pub2. PMID 23996457.
  103. ^ “Amphetamines: Drug Use and Abuse”. Merck Manual Home Edition. Merck. tháng 2 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2007.
  104. ^ a b c d Shoptaw SJ, Kao U, Heinzerling K, Ling W (tháng 4 năm 2009). “Treatment for amphetamine withdrawal”. Cochrane Database of Systematic Reviews (2): CD003021. doi:10.1002/14651858.CD003021.pub2. PMC 7138250. PMID 19370579. The prevalence of this withdrawal syndrome is extremely common (Cantwell 1998; Gossop 1982) with 87.6% of 647 individuals with amphetamine dependence reporting six or more signs of amphetamine withdrawal listed in the DSM when the drug is not available (Schuckit 1999) ... The severity of withdrawal symptoms is greater in amphetamine dependent individuals who are older and who have more extensive amphetamine use disorders (McGregor 2005). Withdrawal symptoms typically present within 24 hours of the last use of amphetamine, with a withdrawal syndrome involving two general phases that can last 3 weeks or more. The first phase of this syndrome is the initial "crash" that resolves within about a week (Gossop 1982;McGregor 2005) ...
  105. ^ Winslow BT, Voorhees KI, Pehl KA (2007). “Methamphetamine abuse”. American Family Physician. 76 (8): 1169–1174. PMID 17990840.
  106. ^ Friman, Patrick C. (tháng 3 năm 2010). “Cooper, Heron, and Heward's Applied Behavior Analysis (2ND ED.): Checkered Flag for Students and Professors, Yellow Flag for the Field”. Journal of Applied Behavior Analysis (bằng tiếng Anh). 43 (1): 161–174. doi:10.1901/jaba.2010.43-161. ISSN 0021-8855.
  107. ^ Friman, Patrick C. (tháng 3 năm 2010). “COOPER, HERON, AND HEWARD'S APPLIED BEHAVIOR ANALYSIS (2ND ED.): CHECKERED FLAG FOR STUDENTS AND PROFESSORS, YELLOW FLAG FOR THE FIELD”. Journal of Applied Behavior Analysis (bằng tiếng Anh). 43 (1): 161–174. doi:10.1901/jaba.2010.43-161. ISSN 0021-8855.
  108. ^ Babies born to meth-affected mothers seem well behaved, but their passive nature masks a serious problem Lưu trữ 2021-10-24 tại Wayback Machine, Elicia Kennedy, ABC News Online, ngày 3 tháng 1 năm 2020
  109. ^ LaGasse LL, Derauf C, Smith LM, Newman E, Shah R, Neal C, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2012). “Prenatal methamphetamine exposure and childhood behavior problems at 3 and 5 years of age”. Pediatrics. American Academy of Pediatrics. 129 (4): 681–8. doi:10.1542/peds.2011-2209. PMC 3313637. PMID 22430455.
  110. ^ a b "Desoxyn Prescribing Information" (PDF). United States Food and Drug Administration. tháng 12 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2014.
  111. ^ a b Schep, Leo J.; Slaughter, Robin J.; Beasley, D. Michael G. (ngày 1 tháng 8 năm 2010). “The clinical toxicology of metamfetamine”. Clinical Toxicology. 48 (7): 675–694. doi:10.3109/15563650.2010.516752. ISSN 1556-3650.
  112. ^ Albertson TE (2011). “Amphetamines”. Trong Olson KR, Anderson IB, Benowitz NL, Blanc PD, Kearney TE, Kim-Katz SY, Wu AH (biên tập). Poisoning & Drug Overdose (ấn bản 6). New York: McGraw-Hill Medical. tr. 77–79. ISBN 978-0-07-166833-0.
  113. ^ Oskie SM, Rhee JW (ngày 11 tháng 2 năm 2011). “Amphetamine Poisoning”. Emergency Central. Unbound Medicine. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  114. ^ Isbister GK, Buckley NA, Whyte IM (tháng 9 năm 2007). “Serotonin toxicity: a practical approach to diagnosis and treatment” (PDF). Med. J. Aust. 187 (6): 361–365. doi:10.5694/j.1326-5377.2007.tb01282.x. PMID 17874986. S2CID 13108173. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2014.
  115. ^ Malenka RC, Nestler EJ, Hyman SE (2009). “15”. Trong Sydor A, Brown RY (biên tập). Molecular Neuropharmacology: A Foundation for Clinical Neuroscience (ấn bản 2). New York: McGraw-Hill Medical. tr. 370. ISBN 978-0-07-148127-4. Unlike cocaine and amphetamine, methamphetamine is directly toxic to midbrain dopamine neurons.
  116. ^ a b c d Schep, Leo J.; Slaughter, Robin J.; Beasley, D. Michael G. (tháng 8 năm 2010). “The clinical toxicology of metamfetamine”. Clinical Toxicology (Philadelphia, Pa.). 48 (7): 675–694. doi:10.3109/15563650.2010.516752. ISSN 1556-9519. PMID 20849327.
  117. ^ a b c Richards JR, Albertson TE, Derlet RW, Lange RA, Olson KR, Horowitz BZ (tháng 5 năm 2015). “Treatment of toxicity from amphetamines, related derivatives, and analogues: a systematic clinical review”. Drug Alcohol Depend. 150: 1–13. doi:10.1016/j.drugalcdep.2015.01.040. PMID 25724076.
  118. ^ Richards JR, Derlet RW, Duncan DR (tháng 9 năm 1997). “Methamphetamine toxicity: treatment with a benzodiazepine versus a butyrophenone”. Eur. J. Emerg. Med. 4 (3): 130–135. doi:10.1097/00063110-199709000-00003. PMID 9426992.
  119. ^ a b Methamphetamine. University of Alberta. ngày 8 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2014.
  120. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Miller GM (tháng 1 năm 2011). “The emerging role of trace amine-associated receptor 1 in the functional regulation of monoamine transporters and dopaminergic activity”. Journal of Neurochemistry. 116 (2): 164–176. doi:10.1111/j.1471-4159.2010.07109.x. PMC 3005101. PMID 21073468.
  121. ^ a b Maguire JJ, Davenport AP (ngày 2 tháng 12 năm 2014). “TA1 receptor”. IUPHAR database. International Union of Basic and Clinical Pharmacology. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  122. ^ Borowsky B, Adham N, Jones KA, Raddatz R, Artymyshyn R, Ogozalek KL, Durkin MM, Lakhlani PP, Bonini JA, Pathirana S, Boyle N, Pu X, Kouranova E, Lichtblau H, Ochoa FY, Branchek TA, Gerald C (tháng 7 năm 2001). “Trace amines: identification of a family of mammalian G protein-coupled receptors”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 98 (16): 8966–8971. Bibcode:2001PNAS...98.8966B. doi:10.1073/pnas.151105198. PMC 55357. PMID 11459929.
  123. ^ a b “Transporters”. Methamphetamine. DrugBank. University of Alberta. ngày 8 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  124. ^ a b “Targets”. Methamphetamine. DrugBank. University of Alberta. ngày 8 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2014.
  125. ^ Inazu M, Takeda H, Matsumiya T (tháng 8 năm 2003). “[The role of glial monoamine transporters in the central nervous system]”. Nihon Shinkei Seishin Yakurigaku Zasshi (bằng tiếng Nhật). 23 (4): 171–178. PMID 13677912.
  126. ^ Melega WP, Cho AK, Schmitz D, Kuczenski R, Segal DS (tháng 2 năm 1999). “l-methamphetamine pharmacokinetics and pharmacodynamics for assessment of in vivo deprenyl-derived l-methamphetamine”. J. Pharmacol. Exp. Ther. 288 (2): 752–758. PMID 9918585.
  127. ^ a b Kuczenski R, Segal DS, Cho AK, Melega W (tháng 2 năm 1995). “Hippocampus norepinephrine, caudate dopamine and serotonin, and behavioral responses to the stereoisomers of amphetamine and methamphetamine”. J. Neurosci. 15 (2): 1308–1317. doi:10.1523/jneurosci.15-02-01308.1995. PMC 6577819. PMID 7869099.
  128. ^ a b Mendelson J, Uemura N, Harris D, Nath RP, Fernandez E, Jacob P, Everhart ET, Jones RT (tháng 10 năm 2006). “Human pharmacology of the methamphetamine stereoisomers”. Clin. Pharmacol. Ther. 80 (4): 403–420. doi:10.1016/j.clpt.2006.06.013. PMID 17015058. S2CID 19072636.
  129. ^ a b Bonner, Tom I.; Davenport, Anthony P.; Foord, Stephen M.; Maguire, Janet J.; Parker, William A. E. (ngày 26 tháng 4 năm 2023). “Trace amine receptor in GtoPdb v.2023.1”. IUPHAR/BPS Guide to Pharmacology CITE (bằng tiếng Anh). 2023 (1). doi:10.2218/gtopdb/F64/2023.1. ISSN 2633-1020.
  130. ^ “TA1 receptor”. UPHAR/BPS Guide to Pharmacology. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  131. ^ Underhill SM, Wheeler DS, Li M, Watts SD, Ingram SL, Amara SG (tháng 7 năm 2014). “Amphetamine modulates excitatory neurotransmission through endocytosis of the glutamate transporter EAAT3 in dopamine neurons”. Neuron. 83 (2): 404–416. doi:10.1016/j.neuron.2014.05.043. PMC 4159050. PMID 25033183. AMPH also increases intracellular calcium (Gnegy et al., 2004) that is associated with calmodulin/CamKII activation (Wei et al., 2007) and modulation and trafficking of the DAT (Fog et al., 2006; Sakrikar et al., 2012).
  132. ^ Vaughan RA, Foster JD (tháng 9 năm 2013). “Mechanisms of dopamine transporter regulation in normal and disease states”. Trends Pharmacol. Sci. 34 (9): 489–496. doi:10.1016/j.tips.2013.07.005. PMC 3831354. PMID 23968642. AMPH and METH also stimulate DA efflux, which is thought to be a crucial element in their addictive properties [80], although the mechanisms do not appear to be identical for each drug [81]. These processes are PKCβ– and CaMK–dependent [72, 82], and PKCβ knock-out mice display decreased AMPH-induced efflux that correlates with reduced AMPH-induced locomotion [72].
  133. ^ Ledonne A, Berretta N, Davoli A, Rizzo GR, Bernardi G, Mercuri NB (tháng 7 năm 2011). “Electrophysiological effects of trace amines on mesencephalic dopaminergic neurons”. Front. Syst. Neurosci. 5: 56. doi:10.3389/fnsys.2011.00056. PMC 3131148. PMID 21772817. inhibition of firing due to increased release of dopamine; (b) reduction of D2 and GABAB receptor-mediated inhibitory responses (excitatory effects due to disinhibition); and (c) a direct TA1 receptor-mediated activation of GIRK channels which produce cell membrane hyperpolarization.
  134. ^ mct (ngày 28 tháng 1 năm 2012). “TAAR1”. GenAtlas. University of Paris. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2014.
     • tonically activates inwardly rectifying K(+) channels, which reduces the basal firing frequency of dopamine (DA) neurons of the ventral tegmental area (VTA)
  135. ^ Revel FG, Moreau JL, Gainetdinov RR, Bradaia A, Sotnikova TD, Mory R, Durkin S, Zbinden KG, Norcross R, Meyer CA, Metzler V, Chaboz S, Ozmen L, Trube G, Pouzet B, Bettler B, Caron MG, Wettstein JG, Hoener MC (tháng 5 năm 2011). “TAAR1 activation modulates monoaminergic neurotransmission, preventing hyperdopaminergic and hypoglutamatergic activity”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 108 (20): 8485–8490. Bibcode:2011PNAS..108.8485R. doi:10.1073/pnas.1103029108. PMC 3101002. PMID 21525407.
  136. ^ a b c d e f Eiden LE, Weihe E (tháng 1 năm 2011). “VMAT2: a dynamic regulator of brain monoaminergic neuronal function interacting with drugs of abuse”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1216 (1): 86–98. doi:10.1111/j.1749-6632.2010.05906.x. PMC 4183197. PMID 21272013. VMAT2 is the CNS vesicular transporter for not only the biogenic amines DA, NE, EPI, 5-HT, and HIS, but likely also for the trace amines TYR, PEA, and thyronamine (THYR) ... [Trace aminergic] neurons in mammalian CNS would be identifiable as neurons expressing VMAT2 for storage, and the biosynthetic enzyme aromatic amino acid decarboxylase (AADC). ... AMPH release of DA from synapses requires both an action at VMAT2 to release DA to the cytoplasm and a concerted release of DA from the cytoplasm via "reverse transport" through DAT.
  137. ^ a b c Sulzer D, Cragg SJ, Rice ME (tháng 8 năm 2016). “Striatal dopamine neurotransmission: regulation of release and uptake”. Basal Ganglia. 6 (3): 123–148. doi:10.1016/j.baga.2016.02.001. PMC 4850498. PMID 27141430. Despite the challenges in determining synaptic vesicle pH, the proton gradient across the vesicle membrane is of fundamental importance for its function. Exposure of isolated catecholamine vesicles to protonophores collapses the pH gradient and rapidly redistributes transmitter from inside to outside the vesicle. ... Amphetamine and its derivatives like methamphetamine are weak base compounds that are the only widely used class of drugs known to elicit transmitter release by a non-exocytic mechanism. As substrates for both DAT and VMAT, amphetamines can be taken up to the cytosol and then sequestered in vesicles, where they act to collapse the vesicular pH gradient.
  138. ^ Bidwell LC, McClernon FJ, Kollins SH (tháng 8 năm 2011). “Cognitive enhancers for the treatment of ADHD”. Pharmacology Biochemistry and Behavior. 99 (2): 262–274. doi:10.1016/j.pbb.2011.05.002. PMC 3353150. PMID 21596055.
  139. ^ Amphetamine. University of Alberta. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  140. ^ Toll L, Berzetei-Gurske IP, Polgar WE, Brandt SR, Adapa ID, Rodriguez L, Schwartz RW, Haggart D, O'Brien A, White A, Kennedy JM, Craymer K, Farrington L, Auh JS (tháng 3 năm 1998). “Standard binding and functional assays related to medications development division testing for potential cocaine and opiate narcotic treatment medications”. NIDA Research Monograph. 178: 440–466. PMID 9686407.
  141. ^ a b c d e f g h i j “Pharmacology”. Methamphetamine. DrugBank. University of Alberta. ngày 2 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. Methamphetamine is rapidly absorbed from the gastrointestinal tract with peak methamphetamine concentrations occurring in 3.13 to 6.3 hours post ingestion. Methamphetamine is also well absorbed following inhalation and following intranasal administration. It is distributed to most parts of the body. Because methamphetamine has a high lipophilicity it is distributed across the blood brain barrier and crosses the placenta. ...
    The primary site of metabolism is in the liver by aromatic hydroxylation, N-dealkylation and deamination. At least seven metabolites have been identified in the urine, with the main metabolites being amphetamine (active) and 4-hydroxymethamphetamine. Other minor metabolites include 4-hydroxyamphetamine, norephedrine, and 4-hydroxynorephedrine.
  142. ^ Santagati NA, Ferrara G, Marrazzo A, Ronsisvalle G (tháng 9 năm 2002). “Simultaneous determination of amphetamine and one of its metabolites by HPLC with electrochemical detection”. J. Pharm. Biomed. Anal. 30 (2): 247–255. doi:10.1016/S0731-7085(02)00330-8. PMID 12191709.
  143. ^ Glennon RA (2013). “Phenylisopropylamine stimulants: amphetamine-related agents”. Trong Lemke TL, Williams DA, Roche VF, Zito W (biên tập). Foye's principles of medicinal chemistry (ấn bản 7). Philadelphia, USA: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 646–648. ISBN 978-1-60913-345-0. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. The simplest unsubstituted phenylisopropylamine, 1-phenyl-2-aminopropane, or amphetamine, serves as a common structural template for hallucinogens and psychostimulants. Amphetamine produces central stimulant, anorectic, and sympathomimetic actions, and it is the prototype member of this class (39). ... The phase 1 metabolism of amphetamine analogs is catalyzed by two systems: cytochrome P450 and flavin monooxygenase. ... Amphetamine can also undergo aromatic hydroxylation to p-hydroxyamphetamine. ... Subsequent oxidation at the benzylic position by DA β-hydroxylase affords p-hydroxynorephedrine. Alternatively, direct oxidation of amphetamine by DA β-hydroxylase can afford norephedrine.
  144. ^ Taylor KB (tháng 1 năm 1974). “Dopamine-beta-hydroxylase. Stereochemical course of the reaction” (PDF). J. Biol. Chem. 249 (2): 454–458. doi:10.1016/S0021-9258(19)43051-2. PMID 4809526. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2014. Dopamine-β-hydroxylase catalyzed the removal of the pro-R hydrogen atom and the production of 1-norephedrine, (2S,1R)-2-amino-1-hydroxyl-1-phenylpropane, from d-amphetamine.
  145. ^ Sjoerdsma A, von Studnitz W (tháng 4 năm 1963). “Dopamine-beta-oxidase activity in man, using hydroxyamphetamine as substrate”. Br. J. Pharmacol. Chemother. 20 (2): 278–284. doi:10.1111/j.1476-5381.1963.tb01467.x. PMC 1703637. PMID 13977820. Hydroxyamphetamine was administered orally to five human subjects ... Since conversion of hydroxyamphetamine to hydroxynorephedrine occurs in vitro by the action of dopamine-β-oxidase, a simple method is suggested for measuring the activity of this enzyme and the effect of its inhibitors in man. ... The lack of effect of administration of neomycin to one patient indicates that the hydroxylation occurs in body tissues. ... a major portion of the β-hydroxylation of hydroxyamphetamine occurs in non-adrenal tissue. Unfortunately, at the present time one cannot be completely certain that the hydroxylation of hydroxyamphetamine in vivo is accomplished by the same enzyme which converts dopamine to noradrenaline.
  146. ^ “Substrate/Product”. butyrate-CoA ligase. BRENDA. Technische Universität Braunschweig. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  147. ^ “Substrate/Product”. glycine N-acyltransferase. BRENDA. Technische Universität Braunschweig. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.
  148. ^ “Compound Summary”. p-Hydroxyamphetamine. PubChem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  149. ^ “Compound Summary”. p-Hydroxynorephedrine. PubChem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  150. ^ “Compound Summary”. Phenylpropanolamine. PubChem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  151. ^ “Amphetamine”. Pubchem Compound. National Center for Biotechnology Information. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  152. ^ Haiser HJ, Turnbaugh PJ (tháng 3 năm 2013). “Developing a metagenomic view of xenobiotic metabolism”. Pharmacol. Res. 69 (1): 21–31. doi:10.1016/j.phrs.2012.07.009. PMC 3526672. PMID 22902524.
    Table 2: Xenobiotics metabolized by the human gut microbiota Lưu trữ 2021-10-31 tại Wayback Machine
  153. ^ Caldwell J, Hawksworth GM (tháng 5 năm 1973). “The demethylation of methamphetamine by intestinal microflora”. J. Pharm. Pharmacol. 25 (5): 422–424. doi:10.1111/j.2042-7158.1973.tb10043.x. PMID 4146404. S2CID 34050001.
  154. ^ Liddle DG, Connor DJ (tháng 6 năm 2013). “Nutritional supplements and ergogenic AIDS”. Prim. Care. 40 (2): 487–505. doi:10.1016/j.pop.2013.02.009. PMID 23668655.
  155. ^ Kraemer T, Maurer HH (tháng 8 năm 1998). “Determination of amphetamine, methamphetamine and amphetamine-derived designer drugs or medicaments in blood and urine”. J. Chromatogr. B. 713 (1): 163–187. doi:10.1016/S0378-4347(97)00515-X. PMID 9700558.
  156. ^ Kraemer T, Paul LD (tháng 8 năm 2007). “Bioanalytical procedures for determination of drugs of abuse in blood”. Anal. Bioanal. Chem. 388 (7): 1415–1435. doi:10.1007/s00216-007-1271-6. PMID 17468860.
  157. ^ Goldberger BA, Cone EJ (tháng 7 năm 1994). “Confirmatory tests for drugs in the workplace by gas chromatography-mass spectrometry”. J. Chromatogr. A. 674 (1–2): 73–86. doi:10.1016/0021-9673(94)85218-9. PMID 8075776.
  158. ^ a b Paul BD, Jemionek J, Lesser D, Jacobs A, Searles DA (tháng 9 năm 2004). “Enantiomeric separation and quantitation of (+/-)-amphetamine, (+/-)-methamphetamine, (+/-)-MDA, (+/-)-MDMA, and (+/-)-MDEA in urine specimens by GC-EI-MS after derivatization with (R)-(−)- or (S)-(+)-alpha-methoxy-alpha-(trifluoromethy)phenylacetyl chloride (MTPA)”. J. Anal. Toxicol. 28 (6): 449–455. doi:10.1093/jat/28.6.449. PMID 15516295.
  159. ^ de la Torre R, Farré M, Navarro M, Pacifici R, Zuccaro P, Pichini S (2004). “Clinical pharmacokinetics of amfetamine and related substances: monitoring in conventional and non-conventional matrices”. Clin Pharmacokinet. 43 (3): 157–185. doi:10.2165/00003088-200443030-00002. PMID 14871155.
  160. ^ Baselt RC (2020). Disposition of toxic drugs and chemicals in man. Seal Beach, Ca.: Biomedical Publications. tr. 1277–1280. ISBN 978-0-578-57749-4.
  161. ^ Venkatratnam A, Lents NH (tháng 7 năm 2011). “Zinc reduces the detection of cocaine, methamphetamine, and THC by ELISA urine testing”. J. Anal. Toxicol. 35 (6): 333–340. doi:10.1093/anatox/35.6.333. PMID 21740689.
  162. ^ Hakey P, Ouellette W, Zubieta J, Korter T (tháng 4 năm 2008). “Redetermination of (+)-methamphetamine hydro-chloride at 90 K”. Acta Crystallographica Section E. 64 (Pt 5): o940. doi:10.1107/S1600536808011550. PMC 2961146. PMID 21202421.
  163. ^ “Chemical Interaction of Bleach and Methamphetamine: A Study of Degradation and Transformation Effects”. gradworks. UNIVERSITY OF CALIFORNIA, DAVIS. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014.
  164. ^ Pal R, Megharaj M, Kirkbride KP, Heinrich T, Naidu R (tháng 10 năm 2011). “Biotic and abiotic degradation of illicit drugs, their precursor, and by-products in soil”. Chemosphere. 85 (6): 1002–9. Bibcode:2011Chmsp..85.1002P. doi:10.1016/j.chemosphere.2011.06.102. PMID 21777940.
  165. ^ Bagnall J, Malia L, Lubben A, Kasprzyk-Hordern B (tháng 10 năm 2013). “Stereoselective biodegradation of amphetamine and methamphetamine in river microcosms”. Water Res. 47 (15): 5708–18. Bibcode:2013WatRe..47.5708B. doi:10.1016/j.watres.2013.06.057. PMID 23886544.
  166. ^ Crossley FS, Moore ML (tháng 11 năm 1944). “Studies on the Leuckart reaction”. The Journal of Organic Chemistry. 9 (6): 529–536. doi:10.1021/jo01188a006.
  167. ^ a b c d e Kunalan V, Nic Daéid N, Kerr WJ, Buchanan HA, McPherson AR (tháng 9 năm 2009). “Characterization of route specific impurities found in methamphetamine synthesized by the Leuckart and reductive amination methods”. Anal. Chem. 81 (17): 7342–7348. doi:10.1021/ac9005588. PMC 3662403. PMID 19637924.
  168. ^ Rassool GH (2009). Alcohol and Drug Misuse: A Handbook for Students and Health Professionals. London: Routledge. tr. 113. ISBN 978-0-203-87117-1.
  169. ^ a b “Historical overview of methamphetamine”. Vermont Department of Health. Government of Vermont. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2012.
  170. ^ Grobler SR, Chikte U, Westraat J (2011). “The pH Levels of Different Methamphetamine Drug Samples on the Street Market in Cape Town”. ISRN Dentistry. 2011: 1–4. doi:10.5402/2011/974768. PMC 3189445. PMID 21991491.
  171. ^ “Historical overview of methamphetamine”. Vermont Department of Health. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
  172. ^ Pervitin (bằng tiếng Đức), Berlin: CHEMIE.DE Information Service GmbH, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2019, truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015
  173. ^ Freye E (2009). Pharmacology and Abuse of Cocaine, Amphetamines, Ecstasy and Related Designer Drugs. University Düsseldorf, Germany: Springer. tr. 110. ISBN 978-90-481-2447-3.
  174. ^ “The Nazi Death Machine: Hitler's Drugged Soldiers”. Spiegel Online. Der Spiegel, ngày 6 tháng 5 năm 2005. ngày 6 tháng 5 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2014.
  175. ^ Defalque RJ, Wright AJ (tháng 4 năm 2011). “Methamphetamine for Hitler's Germany: 1937 to 1945”. Bull. Anesth. Hist. 29 (2): 21–24, 32. doi:10.1016/s1522-8649(11)50016-2. PMID 22849208.
  176. ^ a b c Kamieński Ł (2016). Shooting Up: A Short History of Drugs and War. Oxford University Press. tr. 111–13. ISBN 9780190263478. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  177. ^ a b Rasmussen N (tháng 3 năm 2008). On Speed: The Many Lives of Amphetamine (ấn bản 1). New York University Press. tr. 148. ISBN 978-0-8147-7601-8.
  178. ^ “Controlled Substances Act”. United States Food and Drug Administration. ngày 11 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2013.
  179. ^ “Desoxyn”. Lundbeck: Desoxyn. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012.
  180. ^ “Recordati: Desoxyn”. Recordati SP. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  181. ^ “UN anti-drug agency warns there is no let-up in methamphetamine trade from Asia's Golden Triangle”. AP News (bằng tiếng Anh). 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  182. ^ Glahan, Surasak (21 tháng 6 năm 2016). “Time we shook off meth's criminal stigma”. Bangkok Post. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  183. ^ “Transnational Organized Crime in Southeast Asia: Evolution, Growth and Challenges” (PDF). tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  184. ^ “The Man Accused of Running the Biggest Drug Trafficking Syndicate in Asia's History has Been Revealed: Here's What Needs To Happen Next”. CNN. ngày 24 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  185. ^ “Drugs investigators close in on Asian 'El Chapo' at centre of vast meth ring”. The Telegraph. ngày 14 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  186. ^ a b “Inside the hunt for the man known as 'Asia's El Chapo'. New York Post. ngày 14 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  187. ^ “Tse Chi Lop, a Canadian national born in China, is Asia's biggest drug trafficker and most-wanted man, police say”. The Globe and Mail (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  188. ^ Douglas, Jeremy (24 tháng 10 năm 2019). “The man accused of running Asia's biggest drug trafficking syndicate has been revealed. Here's what needs to happen next”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  189. ^ Ensor, Eugene Bingham and Blair (26 tháng 1 năm 2021). “Downfall of a drug lord: why NZ Police welcome an arrest in Amsterdam”. Stuff (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  190. ^ United Nations Office on Drugs and Crime (2007). Preventing Amphetamine-type Stimulant Use Among Young People: A Policy and Programming Guide (PDF). New York: United Nations. ISBN 978-92-1-148223-2. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
  191. ^ a b “List of psychotropic substances under international control” (PDF). International Narcotics Control Board. United Nations. tháng 8 năm 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2005.
  192. ^ Cass WA, Smith MP, Peters LE (2006). “Calcitriol protects against the dopamine- and serotonin-depleting effects of neurotoxic doses of methamphetamine”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1074 (1): 261–71. doi:10.1196/annals.1369.023. PMID 17105922. S2CID 8537458.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]