Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chính phủ Việt Nam

Thống đốc đương nhiệm
Nguyễn Thị Hồng
từ 12 tháng 11 năm 2020

Bổ nhiệm bởiThủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập6 tháng 5 năm 1951; 72 năm trước (1951-05-06)
Thống đốc đầu tiênNguyễn Lương Bằng (Ngân hàng Quốc gia Việt Nam)
Ngân sách2018899.137 triệu đồng[1]
Phó Thống đốcĐào Minh Tú (Th.trực)
Đoàn Thái Sơn
Phạm Tiến Dũng
Phạm Thanh Hà
Phạm Quang Dũng
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉSố 49 Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Thành Phố Hà Nội[2]
Điện thoại+84.4 39.343.327
Fax+84.4 39.349.569
E-mail[email protected]
Websitewww.sbv.gov.vn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tên viết tắt: SBV hoặc NHNNVN) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàngngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định
  • Thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền thực dân Pháp đã quản lý và phát hành tiền tệ thông qua Ngân hàng Đông Dương (Banque d'Indochine) , một ngân hàng có vai trò là ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại trên khu vực Đông Dương thuộc Pháp. Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng bước xây dựng nền tài chính tiền tệ độc lập.
  • Ngày 6 tháng 5 năm 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp (đây cũng chính là ngày truyền thống hàng năm kỷ niệm thành lập của ngành ngân hàng Việt Nam).
  • Ngày 21 tháng 1 năm 1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký Thông tư số 20/VP-TH đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Sau năm 1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản và "quốc hữu hóa" Ngân-hàng Quốc-gia Việt-Nam của Việt Nam Cộng hòa và thông qua danh nghĩa của chủ nhà băng này để thừa kế vai trò hội viên của Ngân hàng VNCH này trong các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, WB, ADB.[3]
  • Tháng 7 năm 1976, Việt Nam thống nhất về phương diện nhà nước, đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, về ngành ngân hàng, hợp nhất về mặt thể chế, tổ chức từ 1976 và hợp nhất Ngân hàng về mặt tiền tệ vào mùa xuân năm 1978 qua việc đổi tiền.[3]
  • Tháng 7 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT [4] cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh Xã hội Chủ nghĩa.
  • Tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT [5] với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh
  • Tháng 5 năm 1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
  • Tháng 10 năm 1993, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á được tái lập và khơi thông
  • Ngày 2 tháng 12 năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998.
  • Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
  • Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có 27 đơn vị trực thuộc.

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đào Minh Tú (sinh 1964), Phó Thống đốc thường trực
  2. Đoàn Thái Sơn
  3. Phạm Tiến Dũng [6]
  4. Phạm Thanh Hà [7]
  5. Phạm Quang Dũng [8]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

(theo Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ[9] và Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 2/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ[10])

Đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Vụ Chính sách tiền tệ.
  2. Vụ Quản lý ngoại hối.
  3. Vụ Thanh toán.
  4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
  5. Vụ Dự báo, thống kê.
  6. Vụ Hợp tác quốc tế.
  7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
  8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
  9. Vụ Pháp chế.
  10. Vụ Tài chính - Kế toán.
  11. Vụ Tổ chức cán bộ.
  12. Vụ Truyền thông.
  13. Văn phòng.
  14. Cục Công nghệ thông tin.
  15. Cục Phát hành và kho quỹ.
  16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
  17. Cục Quản trị.
  18. Sở Giao dịch.
  19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
  20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các đơn vị sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Viện Chiến lược ngân hàng.
  2. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
  3. Thời báo Ngân hàng.
  4. Tạp chí Ngân hàng
  5. Học viện Ngân hàng.
  6. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại diện tại các tổ chức quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

(trích Khoản 15, Điều 2, Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Thông báo về việc chuyển địa điểm trụ sở làm việc. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022. Đã bỏ qua văn bản “10:51 AM” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “Ngày đăng 05/12/2018” (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ a b “Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt 1975-1985”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ Quyết định 218-CT năm 1987 về cho làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh Xã hội chủ nghĩa do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  5. ^ Nghị định 53-HĐBT năm 1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  6. ^ “Bổ nhiệm ông Phạm Tiến Dũng làm Phó Tống đốc đốc Ngân hàng Nhà nước”.
  7. ^ “Ông Phạm Thanh Hà: Từ Phó Tổng giám đốc Vietcombank đến Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”.
  8. ^ “Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”.
  9. ^ LuatVietnam. “Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. LuatVietnam. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính. “Quyết định số 1138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. vanban.chinhphu.vn. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]