SN 1054

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siêu tân tinh SN 1054
Tinh vân Con Cua, tàn tích của SN 1054.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên ?)
Kiểu siêu tân tinhKiểu II
Kiểu tàn tíchTinh vân
Thiên hà chủNgân Hà
Chòm saoKim Ngưu
Xích kinh5h 34,5m
Xích vĩ+22o 01'
Tọa độ thiên hàG.184.6-5.8
Ngày tháng phát hiện1054
Độ sáng cao nhất (V)-6[1]
Khoảng cách6,5 kly (2,0 kpc)
Đặc trưng vật lý
Sao tổ tiênKhông rõ
Kiểu tổ tiênKhông rõ
Màu (B-V)Không rõ
Ghi chép của người Trung Quốc về SN 1054

SN 1054 hay Thiên Quan khách tinh (Siêu tân tinh Con Cua) là một siêu tân tinh từng được quan sát thấy rộng khắp trên Trái Đất trong năm 1054. Nó được các nhà thiên văn Trung Hoa, Nhật Bản, Thổ dân Bắc MỹBa Tư/Ả Rập ghi nhận như là đủ sáng để nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày trong 23 ngày và được nhìn thấy trong bầu trời đêm trong 653 ngày.[1][2][3] Tống sử phần Thiên văn chí có ghi lại như sau:

Ngôi sao tổ tiên được định vị trong dải Ngân Hà ở khoảng cách 6.300 năm ánh sáng và đã nổ tung như một vụ nổ siêu tân tinh sụp đổ vào lõi.

Có chứng cứ cho thấy thổ dân Bắc Mỹ MimbresAnasazi đã nhìn thấy và ghi chép về SN 1054; một bức vẽ trên vách núi đá của người Anasazi gần ngôi nhà lớn Penasco Blanco có thể miêu tả nó.[5]

Người ta cũng cho rằng một mục từ không rõ nghĩa trong một lượng biên niên sử tu viện Ireland nguyên thủy là đề cập tới SN 1054 nhưng sau đó đã bị sửa đổi sai lạc, trong quá trình này trở thành một hình ảnh tưởng tượng có tính chất ngụ ngôn dựa trên truyền thuyết về phản Christ.[6]

Các tàn tích dạng mây của SN 1054 được biết đến như là tinh vân Con Cua.[2] Tinh vân này cũng được nói tới như là Messier 1 hay M1, do là thiên thể Messier đầu tiên được lập danh lục năm 1758.

Nguồn tia X[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh tinh vân Con Cua trong các dải năng lượng khác nhau, bao gồm một hình ảnh tia X cứng từ dữ liệu của HEFT thực hiện trong lần quan sát năm 2005 của nó. Mỗi hình ảnh rộng 6′. Tinh vân Con Cua là tàn tích của một ngôi sao đã nổ tung.

Taurus XR-1 được phát hiện ngày 29 tháng 4 năm 1963 tại RA 05h 31,5m Dec +22° thuộc kỷ nguyên J1950. Tên lửa khí tượng Aerobee đã đem theo một máy đếm tỷ lệ do một nhóm từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ chế tạo. Đây là thực nghiệm đầu tiên để phát hiện các tia X từ tàn tích siêu tân tinh tinh vân Con Cua (SNR).[7] Nguồn tia X đã được đặt tên Taurus X-1, và năng lượng phát xạ trong các tia X của tinh vân Con Cua là khoảng 100 lần mạnh hơn năng lượng phát xạ trong ánh sáng nhìn thấy.

Một nguồn radio đang phát xung, hiện nay được biết đến như là sao xung Con Cua, nằm tại trung tâm của tinh vân.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Supernova 1054 - Creation of the Crab Nebula
  2. ^ a b Duyvendak, J. J. L. (4-1942). “Further Data Bearing on the Identification of the Crab Nebula with the Supernova of 1054 A.D. Part I. The Ancient Oriental Chronicles”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 54 (318): 91–94. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
    Mayall, N. U.; Oort, Jan Hendrik (4-1942). “Further Data Bearing on the Identification of the Crab Nebula with the Supernova of 1054 A.D. Part II. The Astronomical Aspects”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 54 (318): 95–104. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  3. ^ K. Brecher (1983). “Ancient records and the Crab Nebula supernova”. The Observatory. 103: 106–113. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Tương ứng với ngày 4 tháng 7 năm 1054 theo dương lịch.
  5. ^ Miller, Williams C. (1955). “Two possible astronomical pictographs found in northern Arizona”. Plateau. 27 (4): 6–13.
  6. ^ D. McCarthy & Breen, A. (1997). “An Evaluation of Astronomical Observations in the Irish Annals”. Vistas in Astronomy. 41 (1): 117–138. doi:10.1016/S0083-6656(96)00052-9. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2005.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Drake SA (2006). “A Brief History of High-Energy Astronomy: 1960 - 1964”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 05h 34m 30s, +22° 01′ 00″