Wikipedia:Dự án/Hàng không

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dự án Hàng không

Chào mừng các bạn đến với dự án hàng không trên Wikipedia Tiếng Việt ! Như các bạn đã biết Hàng không là thuật ngữ nói đến việc sử dụng máy bay, máy móc, khí cụ do con người chế tạo ra có thể bay được trong khí quyển. Nói chung hơn, thuật ngữ này cũng mô tả những hoạt động, những ngành công nghiệp, và những nhân vật nổi tiếng liên quan đến máy bay, máy móc và khí cụ bay. Hàng không đang có đóng góp rất quan trọng cho chúng ta ngày nay, không thể thiếu trong đời sống hiện đại thường ngày. Và hơn thế nữa đây là một đề tài hấp dẫn đối với rất nhiều người. Hy vọng, dự án sẽ giúp mọi người tiếp cận được nhiều thông tin về chủ đề hàng không hơn.

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Viết mới và cải thiện các bài viết về:

  • Tai nạn và sự cố hàng không
  • Lịch sử hàng không
  • Loại máy bay
  • Hãng sản xuất máy bay
  • Hãng hàng không
  • Sân bay
  • Không quân
  • Kỷ lục hàng không

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Để gia nhập dự án, bạn chỉ cần thêm tên của mình vào phía dưới của danh sách sau và đưa thẻ {{Thành viên dự án Hàng không}} vào trang cá nhân của bạn. Các bạn có thể mời những thành viên khác cùng tham gia dự án bằng cách đặt thẻ {{Thư mời tham gia dự án Hàng không}} tại trang thảo luận của họ. Danh sách các thành viên đang tham gia dự án:

  • Gulemali917 – Sửa chữa các bài sơ khai và thêm ý. Loại máy bay ưa thích: Boeing 737.
  • Titô – Tạo bài viết mới, nâng cấp các bài sẵn có, đặc biệt là về các vụ tai nạn. Loại máy bay ưa thích: Airbus A380.
  • Prenn – Viết về tai nạn và sự cố hàng không. Loại máy bay ưa thích: Boeing 747.
  • Trần Nguyễn Minh Huy – Chỉnh sửa nhỏ hoặc hoàn chỉnh hóa các bài về sân bay và hãng hàng không. Tôi không có nhiều kinh nghiệm về máy bay, nhưng đặc biệt quan tâm đến Japan AirlinesSân bay quốc tế Narita.
  • DanGong - Sẽ đóng góp các bài sơ khai về các động cơ máy bay.
  • Alphama - Chạy bot xếp thể loại, chú thích nguồn, ...
  • K1eprongbuon812 - Viết về tai nạn và sự cố hàng không.
  • Tran Trong Nhan - Dịch một phần các bài viết về hàng không từ các trang đã có sẵn, chủ yếu từ enwiki
  • bdanh: Viết các bài liên quan
  • 2011cubin:Viết các máy bay Tiêm kích , loại máy bay ưa thích:Su 30
  • TaikhoanwikiBang:Viết đủ thứ liên quan đến hàng không.
  • Nghiemtrongdai VN - Viết và cải tiến các bài viết về máy bay.

Bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ khai Những bài sơ khai là những bài chỉ vừa mới có một số thông tin cơ bản về vài quốc gia hoặc sự kiện nào đó đã xảy ra trong lịch sử.

C Những bài đạt loại C là những bài có đầy đủ thông tin về sự kiện, quốc gia lịch sử đó.

B Những bài đạt loại B là những bài có đầy đủ các thông tin và chú thích trong bài để kiểm chứng (chưa cần biết nguồn chú thích có đáng tin hay không) cũng như cấu trúc trình bày tương đối ổn định. Các bài xếp loại B cần có ít nhất 1 tấm hình trong bài để minh họa.

A Những bài đạt loại A là những bài có đầy đủ các thông tin, chú thích (các nguồn chú thích phải là nguồn đáng tin cậy) và hình ảnh được sử dụng một cách hợp lý. Những bài đạt loại A thường có cấu trúc ổn định dễ chỉnh sửa và trình bày tương đối tốt và có một độ dài nhất định có thể truyền tải được thông tin đầy đủ cho người đọc.

Bài viết tốt Những bài chất lượng tốt là những bài có chất lượng rất tốt với cấu trúc ổn định tương đối hoàn hảo, các nguồn chú thích đáng tin, văn phong và cách trình bày đẹp, đạt tiêu chuẩn bài viết tốt của Wikipedia và đáp ứng những điều kiện sau:

  1. (a) Bài viết rõ ràng và mạch lạc, tuân theo Quyền tác giả
    (b) Bài viết tuân theo các quy định của Cẩm nang biên soạn
    (c) Bài viết có ngữ phápchính tả tiếng Việt tốt, cần Việt hóa hết bài. Nếu là bài dịch tránh sử dụng ngữ pháp tiếng nước ngoài.
  2. Kiểm chứng được
    (a) Là một bài viết rõ ràng dựa trên các thông tin kiểm chứng được.
    (a1) Không bắt buộc nhưng khuyến khích dẫn nguồn theo định dạng hoặc sử dụng các tiêu bản chú thích nguồn gốc như {{chú thích}}.
    (a2) Phân biệt rõ giữa dẫn nguồn và chú giải.
    (b) Không chứa đựng nghiên cứu chưa công bố
    (c) Không chứa đựng nguồn chép từ một nguồn khác đã công bố
    (d) Nếu dùng nguồn là các liên kết mạng thì không được hỏng. Nếu liên kết dễ bị hỏng cần làm trước một liên kết dự trữ.
  3. Tập trung vào chủ đề chính
    (a) Đề cập đến các khía cạnh chính của chủ đề
    (b) Tập trung vào chủ đề chính mà không nhất thiết phải đi vào chi tiết
  4. Ổn định: Bài viết không bị liên tục sửa đổi đáng kể (>=5% dung lượng bài trong 3 ngày), không nằm trong một cuộc bút chiến hoặc tranh chấp nội dung.
  5. Độ trung lập:
    (a) Bài được viết dưới một góc nhìn khách quan, không thiên lệch về (các) chủ thể được nêu trong bài.
    (b) Bài viết không mất cân xứng (Wikipedia:Thái độ trung lập#Cấu trúc bài), không nghiên về một góc nhìn vì dùng quá nhiều nguồn từ một phía hoặc một tác giả.
  6. Minh họa: Bài viết được minh họa bằng hình ảnh và tập tin nếu có thể.
    (a) Hình ảnh:
    • Được trình bày phù hợp đẹp mắt; với các nội dung không tự do cần {{Mô tả sử dụng hợp lý}} và có lời tựa hình phù hợp.
    • Không sử dụng quá nhiều hoặc trở thành một trang trưng bày hình ảnh.
    (b) Tập tin:
    • Tập tin minh họa nếu tự vẽ cần phải có nguồn gốc chú thích trong trang miêu tả.
    • Tập tin âm thanh cần ngắn chưa tới 30 giây để tránh vi phạm bản quyền (trừ các đoạn âm thanh có sẵn từ Wikimedia Commons).
    Yêu cầu đối với đoạn nhạc mẫu (dùng trong các bài viết về album, bài hát...)
(Trích từ Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết tốt)

Chọn lọc Những bài đạt chất lượng chọn lọc là những bài có chất lượng rất tốt với cấu trúc ổn định tương đối hoàn hảo, các nguồn chú thích đáng tin, văn phong và cách trình bày đẹp, đạt tiêu chuẩn chọn lọc của Wikipedia và đáp ứng những điều kiện sau:

  • viết hay: văn phong hấp dẫn, sáng rõ và theo tiêu chuẩn chuyên môn;
  • hoàn chỉnh: không bỏ sót một sự kiện hay chi tiết hoặc địa điểm chính nào trong phạm vi của chủ đề;
  • nghiên cứu tốt: nó là một bản nghiên cứu chi tiết và tiêu biểu dựa trên những tài liệu thích hợp. Bài viết phải đạt được những đòi hỏi về thông tin kiểm chứng được và đáng tin cậy, được hỗ trợ bằng những chú thích trong hàng ở những nơi thích hợp;
  • trung lập: nó trình bày những quan điểm công bằng không thiên lệch; và
  • ổn định: nó không phải là chủ đề đang xảy ra bút chiến và nội dung không thay đổi đáng kể theo từng ngày, trừ khi đang trong quá trình xây dựng một bài viết chọn lọc.
(Trích từ Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc)

Bài viết chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng cử viên[sửa | sửa mã nguồn]

Là những bài viết có tiềm năng trở thành bài viết chọn lọc nhưng cần vài sửa đổi:

Bài viết tốt[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng cử viên[sửa | sửa mã nguồn]

Là những bài viết có tiềm năng trở thành bài viết tốt nhưng cần vài sửa đổi:

Danh sách chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng cử viên[sửa | sửa mã nguồn]

Là những danh sách có tiềm năng trở thành danh sách chọn lọc nhưng cần vài sửa đổi: