Bước tới nội dung

Italian brainrot

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tralalero Tralala, một con cá mập có chân mang giày thể thao Nike màu xanh dương

Italian brainrot là một hiện tượng meme siêu thực xuất hiện vào đầu năm 2025, đặc trưng bởi những bức ảnh kỳ quặc về các sinh vật do AI tạo ra, kèm theo những cái tên giả mang đậm âm hưởng Ý.[1][2] Sự kết hợp giữa giọng lồng tiếng “Ý” tổng hợp, những hình ảnh hài hước hoặc vô lý, chủ nghĩa trừu tượng và các câu chuyện vô nghĩa đã nhanh chóng lan rộng trên các nền tảng mạng xã hội như TikTokInstagram.[3][2] Cộng đồng mạng không chỉ bị thu hút bởi sự ngẫu hứng mà còn bởi tính sáng tạo không giới hạn của những meme này.

Italian brainrot được đặc trưng bởi những hình ảnh hoặc video vô lý được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Chúng thường kết hợp các loài động vật với các vật dụng hàng ngày, thức ăn và vũ khí.[4] Những video này thường mang tên theo kiểu Ý hoặc sử dụng các dấu hiệu văn hóa đặc trưng và đi kèm với âm thanh do AI tạo ra, với lời kể của một người đàn ông Ý, thường là vô nghĩa.[5] Tên của các nhân vật trong các video này thường có hậu tố tiếng Ý, chẳng hạn như "ini" hoặc "ello".[6] Những nhân vật này kết hợp các yếu tố của chủ nghĩa siêu thực, sự lo lắng về thị giác (thung lũng kỳ lạ) và sự mỉa mai trên internet, phản ánh sự hài hước hậu mỉa mai của Thế hệ Z.[3]

Thuật ngữ thối não (brain rot) đã được Oxford chọn là Từ của năm 2024, dùng để chỉ những tác động tiêu cực lên trạng thái tinh thần khi con người tiêu thụ quá nhiều "nội dung tầm thường hoặc thiếu thử thách" trên mạng. Thuật ngữ này cũng có thể dùng để chỉ chính những loại nội dung đó.[7] Người dùng trực tuyến thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ sự vô lý của hiện tượng Italian brainrot, đồng thời nhận thức được sự gia tăng của những nội dung "AI rác" trên Internet.[5] Các fan hâm mộ đã sáng tạo ra nhiều câu chuyện xoay quanh các nhân vật thuộc thể loại này,[5][8] hình thành một dạng "truyền thuyết Internet" với những cốt truyện và giọng điệu đầy kịch tính.[9]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 10 năm 2023, cộng đồng mạng đã tạo ra hàng loạt meme tiếng Ý xoay quanh nam diễn viên kiêm đô vật Dwayne Johnson. Trong đó anh được khắc họa như đang đọc rap hoặc làm thơ bằng những câu vần điệu kỳ quặc, phi lý. Trong một đoạn video nổi bật, Johnson buông ra chuỗi âm vô nghĩa: “Tralalero tralala”, rồi bất ngờ nối tiếp bằng câu “smerdo pure nell'aldilà”, nghĩa là "Tôi thậm chí còn đại tiện cả ở thế giới bên kia". Câu nói kỳ quặc này nhanh chóng lan truyền rộng rãi và trở thành điểm nhấn tạo nên một làn sóng meme được gọi là Italian brainrot.[10]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù nguồn gốc chính xác của Italian brainrot đến nay vẫn còn là một ẩn số, nhân vật Tralalero Tralala lại thường được xem như hiện thân đầu tiên và là nổi bật nhất của trào lưu này.[5][11] Theo suy đoán phổ biến, người dùng TikTok có tên @eZburger401 là người đã tạo ra nhân vật kỳ quặc này, được cho là xuất hiện lần đầu trong một video đăng vào tháng 1 năm 2025. Tuy nhiên, tài khoản này đã nhanh chóng bị cấm, có lẽ do phần âm thanh đi kèm video có chứa những lời lẽ thô tụcbáng bổ nhắm đến ChúaAllah bằng tiếng Ý.[12][13] Sau đó, một người dùng khác là @elchino1246 đã tiếp tục lan truyền âm thanh gốc của Tralalero Tralala trong một video mới, lần này ghép kèm hình ảnh một sinh vật lai giữa cá mập và chim bồ câu.[11] Đến ngày 13 tháng 1, tài khoản @amoamimandy.1a đã đăng tải một video hiện đã bị xóa, sử dụng lại âm thanh trên nhưng thay vào đó là hình ảnh một con cá mập đi giày do AI tạo ra. Video này đã gây bão trên TikTok, thu hút tới 7 triệu lượt xem chỉ trong một thời gian ngắn.[12] Tuy nhiên, trang tin giải trí Mỹ Vulture lại đưa ra một thông tin khác. Theo họ, âm thanh gốc thực chất được tạo bởi tài khoản @burgermerda vào tháng 9 năm 2024, còn @eZburger401 chỉ là người tái đăng lại nội dung đó.[10]

Nhân vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Tung Tung Tung Sahur là một sinh vật bằng gỗ được nhân hóa, trông như cái trống bedug có tay chân và cầm theo một cây gậy bóng chày.

Italian brainrot có rất nhiều nhân vật được tạo ra bởi AI.

Tralalero Tralala

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật lan truyền đầu tiên thuộc thể loại này chính là Tralalero Tralala, một con cá mập ba chân mang giày thể thao Nike.[5] Với thân hình khỏe mạnh, Tralalero Tralala sở hữu tốc độ phi thường cùng khả năng bật nhảy vượt trội, khiến nó trở nên vừa kỳ quái vừa đáng gờm.[14]

Bombardiro Crocodilo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bombardiro Crocodilo là một sinh vật lai giữa đầu cá sấu và thân của một chiếc máy bay ném bom hai động cơ thời Thế chiến II.[1][5] Nhân vật này thường được khắc họa như một vị chỉ huy uy nghi và thường xuất hiện bên cạnh một con ngỗng đồng hành có tên Bombombini Gusini.[6]

Tung Tung Tung Sahur

[sửa | sửa mã nguồn]

Tung Tung Tung Sahur là một chiếc trụ gỗ được nhân cách hóa, trông như một người đánh trống truyền thống cầm theo một cây gậy bóng chày.[15] Dù thường được xem là một phần của hiện tượng Italian brainrot, nhân vật này thực chất có nguồn gốc từ Indonesia – cụm “Tung Tung Tung” trong tên là từ tượng thanh trong tiếng Sunda[16] mô phỏng âm thanh trống đánh báo hiệu bữa suhur, bữa ăn trước bình minh mà người Hồi giáo dùng trước khi bắt đầu nhịn ăn trong tháng Ramadan.[15] Nhân vật được tạo ra lần đầu bởi người dùng TikTok @noxaasht vào tháng 2 năm 2025 và nhanh chóng trở thành một meme độc lập.[17][18] Đến tháng 5 năm 2025, hãng sản xuất Dee Company [id] của Indonesia đã bày tỏ ý định phát triển một bộ phim dựa trên nhân vật này.[19]

Ballerina Cappuccina

[sửa | sửa mã nguồn]

Ballerina Cappuccina là một vũ công ba lê mặc váy tutugiày mũi nhọn, với một chiếc cốc cappuccino được đặt trên đầu. Meme gốc miêu tả cô xoay tròn một cách uyển chuyển và duyên dáng.[20] Theo truyền thuyết meme, cô kết hôn với một ninja bí ẩn có tên Cappuccino Assassino.[20] Một số nhân vật kỳ quái khác trong cùng "vũ trụ" bao gồm Lirili Larila, sinh vật lai giữa voixương rồng, mang dép và sở hữu khả năng điều khiển thời gian.[2][14]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Người hâm mộ sau đó đã lập nên một bách khoa toàn thư trực tuyến chuyên dùng để ghi chép và hệ thống hóa các nhân vật trong vũ trụ Italian brainrot.[8] Hình ảnh của một số nhân vật brainrot cũng đã được sử dụng để bán đồ chơi và NFT, cho thấy sức ảnh hưởng lan rộng của hiện tượng này.[10] Hiện tượng này còn truyền cảm hứng cho nhiều loại meme coin với tính biến động cao, chẳng hạn như “Italianrot”, được phát hành vào tháng 3 năm 2025.[21][22] Italian brainrot đã trở nên khét tiếng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực như Indonesia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và nhiều nước tại châu Âu.[13] Không ít thương hiệu cũng đã bắt chước và tận dụng các meme này trong các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội.[8][13]

Kênh phát thanh Ba Lan Polskie Radio ghi nhận rằng hiện tượng meme này đặc biệt phổ biến trong Thế hệ Alpha, “vì nó ngớ ngẩn, hài hước và cực kỳ gây nghiện”.[23] Polskie Radio cũng nhấn mạnh cách các meme này được chuyển thể sang nhiều hình thức truyền thông khác, như trò chơi trên Roblox, bản phối lại âm nhạc, và cả những trò đố vui tương tác.[23] Trong khi đó, Đài phát thanh quốc tế Pháp bày tỏ nỗi quan ngại về việc sử dụng tên giả kiểu Ý cho các nhân vật, gọi đây là hành vi “gây tranh cãi”.[24] Ngược lại, tờ nhật báo Đức Die Tageszeitung lại xem Italian brainrot là một "cách tiếp cận đầy sáng tạo đối với công nghệ, ngôn ngữ và văn hóa đại chúng".[25]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
Bombardiro Crocodilo, một chiếc máy bay ném bom với đầu cá sấu

Các meme như Tralalero TralalaBombardiro Crocodilo đã vấp phải cáo buộc kỳ thị Hồi giáo, do một số video sử dụng lời bài hát bằng tiếng Ý mang tính chế giễu Allah. Tuy vậy, một số người dùng Ý lập luận rằng những cụm từ báng bổ đó thường chỉ là từ đệm phổ biến trong giao tiếp hằng ngày và mục đích của video có lẽ không nhằm xúc phạm Hồi giáo.[26] Ở một diễn biến khác, Bombardiro Crocodilo bị chỉ trích nặng nề vì xem nhẹ cuộc diệt chủng ở Gaza. Một số video đã sử dụng lời tường thuật tiếng Ý để mô tả nhân vật này ném bom trẻ em ở Gaza và các khu vực khác của Palestine, gây ra làn sóng phẫn nộ.[5][26] Những nội dung như vậy đã dấy lên mối lo ngại về hiện tượng bình thường hóa bạo lực, tàn ác vô cảm, và sự mất cảm giác trước nỗi đau con người.[9] Sau đây là trọn vẹn phần tường thuật của Bombardiro:

Bombardiro Crocodilo là một con cá sấu biết bay, thả bom xuống trẻ em ở Gaza và Palestine. Nó không tin vào Allah và nó thích bom. Nó ăn tinh thần của mẹ mày, và nếu mày đã dịch hết mọi thứ cho đến đoạn này, thì mày là một con điếm.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b "Апогей брейнрота: Бомбардиро Крокодило и другие боевые ИИ-животные захватили соцсети" [Brainrot's Apogee: Bombardiro Crocodilo and Other AI-Battle Animals Take Over Social Media]. Afisha (bằng tiếng Nga). ngày 27 tháng 3 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2025.
  2. ^ a b c ""Итальянский брейнрот": что это за мемы и почему они так популярны" ["Italian Brainrot": What Are These Memes and Why Are They So Popular]. Vechernyaya Moskva (bằng tiếng Nga). ngày 16 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2025.
  3. ^ a b "Italian brainrot has taken over social media". Cybernews. ngày 28 tháng 3 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2025.
  4. ^ White, Robert (ngày 18 tháng 4 năm 2025). "Is 'Italian brainrot' the stupidest internet trend yet?". News.com.au. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2025.
  5. ^ a b c d e f g Gupta, Alisha Haridasani (ngày 30 tháng 4 năm 2025). "Meet Ballerina Cappuccina and the Italian Brain Rot Crew". The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2025.
  6. ^ a b "Кто такие Бомбардиро Крокодило и Тралалело Тралала и почему TikTok сошел по ним с ума". Gazeta.ru. ngày 21 tháng 4 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2025.
  7. ^ "'Brain rot' named Oxford Word of the Year 2024". corp.oup.com. Oxford University Press. ngày 2 tháng 12 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2024.
  8. ^ a b c "Italian brainrot on TikTok: Ballerina Cappuccina explained". nss g-club (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2025.
  9. ^ a b Darla, Alice (ngày 4 tháng 6 năm 2025). "Italian Brainrot: Why Gen Alpha Is Obsessed with Gibberish Sharks and Cappuccino Ballerinas". Neon Music. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2025.
  10. ^ a b c Zhan, Jennifer (ngày 29 tháng 5 năm 2025). "The Italian Brain Rot Ren-AI-ssance, Explained". Vulture. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2025.
  11. ^ a b Hines, Matthew (ngày 6 tháng 5 năm 2025). "WATCH — Why you might want to translate Italian brain rot before repeating it". CBC. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2025.
  12. ^ a b Good, Anna (ngày 30 tháng 4 năm 2025). "Tralalero Tralala: This AI-generated shark in Nikes is the face of TikTok's Italian brainrot obsession". The Daily Dot. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2025.
  13. ^ a b c "I meme nati in Italia che stanno avendo un enorme successo su TikTok" [The memes born in Italy that are having huge success on TikTok] (bằng tiếng Ý). Ilpost. ngày 15 tháng 4 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2025.
  14. ^ a b Y, Esquivel (ngày 11 tháng 4 năm 2025). "¡Tralalero Tralala! Qué es el Brainrot italiano y cuáles son los animales con poderes". Excélsior. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2025.
  15. ^ a b "Tung Tung Tung Sahur meme explained: Know the origin story behind Ramadan's viral wake-up call". The Economic Times. ngày 21 tháng 4 năm 2025. ISSN 0013-0389. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2025.
  16. ^ "Orbán Viktor: Tung Tung Tung Tung Tung Tung Tung Tung Tung Sahur". 24.hu (bằng tiếng Hungary). ngày 28 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2025.
  17. ^ "Has the viral 'Tung Tung Tung Sahur' meme crossed your feed yet? Here's all about the TikTok trend". Tribune. ngày 21 tháng 4 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2025.
  18. ^ Vaishnavi, Arya (ngày 23 tháng 4 năm 2025). "Tung Tung Tung Sahur: What is the new TikTok meme and why is it trending?". Hindustan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2025.
  19. ^ Rantung, Revi C. (ngày 12 tháng 5 năm 2025). "Viral di Medsos, Meme Tung Tung Tung Sahur Dikabarkan Akan Dibuatkan Film" [Viral on Social Media, Tung Tung Tung Sahur Meme Reportedly to be Made into a Film]. KOMPAS.com (bằng tiếng Indonesia). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2025.
  20. ^ a b Good, Anna (ngày 28 tháng 4 năm 2025). "The bizarre rise of Ballerina Cappuccina, TikTok's surreal new Italian brainrot star". The Daily Dot. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2025.
  21. ^ "Italian Shanhaijing and Tungtungtung are here to brainwash people. New abstract cultural Meme coins are hot again". PANews. ngày 29 tháng 4 năm 2025. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2025.
  22. ^ "Meme coin trapralaleo tralala surges 17000%, experts caution investors on volatility". CHOSUNBIZ. ngày 29 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2025.
  23. ^ a b "Czym jest brainrot? Trippi Troppi i Ballerina Cappuccina - tego nie ogarniają nawet zetki". Polskie Radio. Polskieradio.pl. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2025.
  24. ^ "Le phénomène "italian brainrot" : génie de l'absurde ou signe que l'humanité est vraiment perdue ?". Radio France Internationale. ngày 23 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2025.
  25. ^ a b Grimaldi, Giorgia (ngày 15 tháng 4 năm 2025). "Der verführerische Charme der Sinnlosigkeit [The seductive charm of meaninglessness]". Die Tageszeitung. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2025.
  26. ^ a b Ferraris, Matilda (ngày 26 tháng 4 năm 2025). "From Ballerina Cappuccina to Tralalero Tralalà, we unpack the darker undertones of Italian brainrot". SCREENSHOT Media. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2025.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]